A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN, GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua tỉnh Lai Châu đang tích cực phát triển các điểm du lịch nông thôn bằng việc khai thác tiềm năng, phát triển ngành nghề nông thôn, khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch văn hoá, sinh thái, cộng đồng. Tạo sinh kế, việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn thông qua phát triển dịch vụ du lịch; giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Người dân Bản Lao Chải 1 - xã Khun Há tích cực tham gia phát triển du lịch cộng đồng, góp phần tăng thu nhập người dân, bảo tồn văn hóa người Mông

Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung tại các điểm du lịch nông thôn do cộng đồng địa phương tổ chức quản lý hoặc có sự tham gia của cộng đồng. Để đẩy mạnh thực hiện chương trình, các cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức, cá nhân, cộng đồng đã tích cực tham gia phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM, nhất là các hộ gia đình, chủ thể hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo đầu tư phát triển các điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Trong đó, định hướng, bố trí và tổ chức không gian lãnh thổ các điểm du lịch nông thôn, đặc biệt lựa chọn các điểm du lịch cộng đồng theo bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của từng dân tộc, từng vùng, phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch, như: Điểm du lịch xã Dào San huyện Phong Thổ; Bản Lao Chải 1 xã Khun Há huyện Tam Đường; bản Sì Thầu Chải xã Hồ Thầu huyện Tam Đường… Phát triển, chuẩn hoá các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; xây dựng mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù tại các huyện, thành phố.

Đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 19 điểm du lịch đang khai thác dựa trên tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái tại các địa phương. Dự kiến năm 2024, toàn tỉnh ước đón 1.359.000 lượt khách (trong đó: khách nội địa là 1.328.500 lượt; khách quốc tế 30.500 lượt); doanh thu ước đạt trên 1.084 tỷ đồng. Đến nay đã có 12/62 cơ sở kinh doanh dịch vụ homestay có thông báo đáp ứng đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch, chiếm khoản 19,4% tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; 03 điểm du lịch nông thôn được thực hiện số hóa, liên kết quảng bá trên trang du lịch thông minh và trên các nền tảng số; 100% điểm du lịch và một số điểm có tiềm năng du lịch nông thôn tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh được công nhận đều được giới thiệu, quảng bá trên các trang dulich.laichau.gov.vn; dulichtaybac.vn; svhttdl.laichau.gov.vn; dulichlaichau.vn và các trang thông tin của các huyện, thành phố; các trang báo điện tử…Có 7 điểm du lịch nông thôn đã ứng dụng giao dịch điện tử (thanh toán điện tử, đặt phòng onlie…).

Cùng với đó, công tác đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực về phát triển du lịch luôn được quan tâm thực hiện. Đến nay có 59/62 chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; trong năm 2023 và 2024 đã tổ chức 16 lớp bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ du lịch với 581 học viên là người dân kinh doanh dịch vụ du lịch hoặc có nhu cầu kinh doanh dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch và các điểm có tiềm năng du lịch, trong đó có 183 học viên là phụ nữ tham gia.

Người dân tích cực tham gia dọn dẹp tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp

Để chương trình phát triển du lịch nông thôn mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng nông thôn mới, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững, phù hợp với tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch nông nghiệp của địa phương. Trong đó, ưu tiên lồng ghép xây dựng các điểm du lịch nông thôn theo định hướng của Bộ tiêu chí OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức về tiềm năng, vai trò, yêu cầu trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ quản lý; các tổ chức, cộng đồng về du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM. Các ngành, đơn vị và địa phương thực hiện huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn. Hỗ trợ xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, theo hướng thân thiện với môi trường, gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch làng nghề, du lịch không phát thải. Xây dựng cơ sở dữ liệu số về du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với hoạt động quảng bá du lịch nông thôn..../.


Tác giả: Hoàng Đình Chinh - Văn Phòng Điều Phối Nông thôn mới
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới

Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp và PTNT-Tài nguyên và môi trường năm 2024, bàn giải pháp triển khai kế hoạch năm 2025

Ngày 09/01/2025, tại thành phố Lai Châu, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng sở Tài nguyên và môi trường tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và bàn giải pháp triển khai kế hoạch năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hà Trọng Hải, phó Chủ tịch UBND ...

Một số kết quả đạt được và giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022. Tỉnh Lai Châu đã cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình tại Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày ...
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 677
Tháng 01 : 5.618