Về Chương trình Nông thôn mới

Năm 2011, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên việc thực hiện chính thức được bắt đầu từ năm 2012 (sau khi có Nghị quyết của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh) và được triển khai trên địa bàn 96 xã của tỉnh Lai Châu, với xuất phát điểm nền kinh tế thấp; tỷ lệ hộ nghèo là 46.8% trong đó, hộ nghèo nông thôn chiếm tới 51.3%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 605.000 đồng/tháng; bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 2,68 tiêu chí/xã và chưa có xã nào đạt 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (số xã đạt 10-14 tiêu chí 01 xã; số xã đạt 5-9 tiêu chí là 17 xã; số xã đạt dưới 5 tiêu chí là 75 xã).

Lễ Công bố Thành phố Lai Châu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Qua hơn 11 năm triển khai thực hiện, cùng với sự nỗ lực quyết tâm của các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân. Tính đến hết năm 2022, bình quân tiêu chí toàn tỉnh: 12.5 tiêu chí/xã (đánh giá theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025); số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 39/94 xã chiếm 41,48%; Số xã đạt 10-14 tiêu chí: 15/94 xã chiếm 15,95%; Số xã đạt 5-9 tiêu chí: 40/94 xã chiếm 42,55%; 01 thành phố đạt chuẩn nông thôn mới; Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn hết năm 2022 ước đạt 20.9 triệu/ người/ năm Tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh đến hết năm 2022 là 28.54%.

Người dẫn xã San Thàng, Thành phố Lai Châu chuyển sang mô hình kinh tế mới, nâng cao thu nhập nông dân nông thôn

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất nông nghiệp được chú trọng phát triển theo hướng tập trung, hàng hóa, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kết quả đến năm 2022, đã hình thành trên 3.900 ha lúa hàng hóa tập trung, (tập trung ở Tam Đường 600 ha, Tân Uyên 400 ha, Than Uyên 1.550 ha, Sìn Hồ 400 ha); Diện tích cây ăn quả được nâng lên 8.220 ha với một số loại cây có giá trị kinh tế được đưa vào trồng mới như chanh leo, xoài (tập trung ở Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên); Diện tích cây chè được nâng lên 9.447 ha, (tập trung ở Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ); diện tích cây mắcca được các doanh nghiệp thực hiện trồng mới 2.630 ha;

Để triển khai thực hiện hiệu quả và đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. UBND tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch số 2496/KH-UBND ngày 15/7/2022 về Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1285/QĐ-UBND ngày 27/9/2022 về ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 3858/KH-UBND ngày 14/10/2022 về thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025…; Tỉnh Lai Châu xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và xã hội. Gắn kết quả xây dựng nông thôn mới với trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp, các Sở, ban, ngành đơn vị. Thống nhất về nhận thức chung theo quan điểm chỉ đạo của Trung ương là xây dựng nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc.

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Lai Châu phấn đấu công nhận thêm 03 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới (huyện Tam Đường, huyện Tân Uyên và huyện Than Uyên), Công nhận thêm 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và công nhận 25% (114 thôn, bản) của 54 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn thôn, bản nông thôn mới theo bộ tiêu chí của tỉnh; Luỹ kế đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 04 huyện, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và 54 xã đạt chuẩn NTM đạt tỷ lệ 57,5%.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn trước, Lai Châu tiếp tục đưa ra những giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong giai đoạn 2020-2025 như: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ Đảng, quản lý điều hành quyết liệt của chính quyền, sự vào cuộc hiệu quả của các tổ chức Chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; huy động cả hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Quyết liệt chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới đồng bộ, toàn diện đối với tất cả các xã trên địa bàn tỉnh.Chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng xã, bản để thực hiện, trong đó phải xác định rõ lộ trình và cân đối nguồn lực, đảm bảo khả thi, chuyển mạnh về chiều sâu, bền vững. Đặc biệt ưu tiên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân, giảm nghèo bền vững cho nhân dân. Tiếp tục ưu tiên xây dựng kết cấu hại tầng thiết yếu, quan tâm các lĩnh vực Văn hoá, xã hội, môi trường, an ninh trật tự và an toàn xã hội; Xác định công tác tuyên truyền vận động là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục kiên trì. Đẩy mạnh các phong trào thi đua “Lai Châu chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Nông thôn mới gắn với đô thị văn minh”, “phụ nữ 5 không 3 sạch”…nhằm vận động người dân thể hiện vai trò của chủ thể trong xây dựng NTM bằng các hành động cuj thể, thiết thục, tạo sự lan toả; Đồng thời, UBND tỉnh Lai Châu cũng giao cho các sở ban ngành liên quan tiếp tục rà soát đánh giá hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành về xây dựng NTM, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế; Thực hiện lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn thực hiện của 03 chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án khác, nhất là chính sách, các dự án chuyên đề trong chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Tập trung đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức cơ sở để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; Song song với việc triển khai đồng bộ hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình là công tác kiểm tra giám sát đánh giá thực hiện cũng được tăng cường, gắn với việc rà soát, nghiên cứu và đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Lai Châu.

 

Tin mới
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 680
Tháng 11 : 5.416