A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lai Châu: Đẩy mạnh thực hiện Bộ tiêu chí Nông thôn mới

Tỉnh Lai Châu, tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, đến nay đã tạo nên một diện mạo tươi mới, đầy khởi sắc cho các xã trên địa bàn. Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên rõ nét. Cùng với đó, bản sắc văn hoá đồng bào các dân tộc được bảo tồn và phát huy, an ninh trật tự được giữ vững.

Người dân Lai Châu phấn khởi thu hoạch vụ mùa 

Ngay từ đầu gian đoạn,  Ban chỉ đạo tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo, tổ chức hội nghị quán triệt và bàn các giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành để triển khai thực hiện. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tăng cường kiểm tra cơ sở để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện, công tác giải ngân kế hoạch vốn, tiến độ thực hiện các dự án, kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Kết quả đáng khởi sắc từ chương trình mục tiêu quốc giá xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Lai Châu đã ban hành kịp thời đầy đủ các văn bản theo yêu cầu của trung ương, cụ thể hoá cơ chế chính sách, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Các văn bản tham mưu và ban hành đều đảm bảo theo quy định của nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo tính kịp thời trong việc triển khai thực hiện tại cơ sở.

Công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tập trung đẩy mạnh, đảm bảo thiết thực và hiệu quả, phát huy được vai trò, sức mạnh của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và người dân thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung tuyên truyền các văn bản của Trung ương, bộ, ban, ngành của tỉnh về việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, triển khai thực hiện tuyên truyền 06 Chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025[1]. Đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” nhằm phát huy nội lực của nhân dân với phương châm lấy sức dân xây dựng cuộc sống cho dân, trên tinh thần tăng cường sự đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới.

Kết quả theo Bộ tiêu chí mới của quốc gia về Nông thôn mới, tỉnh Lai Châu ước đạt bình quân 14.4 tiêu chí/xã; Số xã đạt 19 tiêu chí 39 xã; số xã đạt 15- 18 tiêu chí: 4/94 xã;  Số xã đạt 10-14 tiêu chí 36/94 xã; Số xã đạt từ 5-9 tiêu chí 13/94 xã. Dự ước hết năm 2024 có thêm 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 41/94 xã.

Đến nay trên địa bàn tỉnh có 69/94 xã đạt tiêu chí số 02 về giao thông; có 93/94 xã hoàn thành tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai; có 91/94 xã đạt tiêu chí điện, trong đó có 4 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao; có 68/94 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học; có 66/94 xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá; tiếp tục duy trì 94/94 xã đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, trong đó có 4 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao; có 92/94 xã đạt tiêu chí về thông tin truyền thông; có 47/94 xã đạt tiêu chí thu nhập; có 59/94 xã đạt chuẩn tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; có 92/94 xã đạt chuẩn tiêu chí lao động; Số xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư 72/94 xã; có 45/94 xã đạt tiêu chí về nghèo đa chiều; có 84/94 xã đạt tiêu chí y tế, có 2 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao; có 3 huyện đạt tiêu chí huyện nông thôn mới về Y tế; có 91/94 xã đạt chuẩn tiêu chí văn hóa thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, có 3 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao; có 46/94 xã đạt chuẩn tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, có 3 xã đạt chuẩn tiêu chí môi trường và 2 xã đạt tiêu chí chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; có 89/94 xã đạt chuẩn tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; có 93/94 xã đạt chuẩn tiêu chí quốc phòng và an ninh, có 2 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, có 3 huyện đạt tiêu chí huyện nông thôn mới về tiêu chí Hệ thống chính trị - an ninh trật tự - Hành chính công.

Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực nông thôn luôn được người dân quan tâm thực hiện

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chương trình Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít những khó khăn, hạn chế, cụ thể:

Địa bàn quản lý rộng, lượng cán bộ chuyên trách tại cấp cơ sở còn mỏng vì vậy công tác triển khai cũng như tuyên truyền vận động bà con nhân dân tham gia thực hiện chương trình đôi khi còn gặp nhiều khó khăn.

 Tỉnh Lai Châu là tỉnh miền núi phía Bắc biên giới của tổ quốc với 20 dân tộc anh em sinh sống, những phong tục tập quán cũng như thói quen sinh hoạt, canh tác còn hạn chế, còn tư tưởng ỷ lại trông chờ đầu tư của Nhà nước. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới còn chưa cao. năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở, bộ phận giúp việc chương trình còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra...

Chất lượng một số tiêu chí nông thôn mới đã đạt tại một số xã còn hạn chế. Cảnh quan môi trường nông thôn chưa thực sự xanh, sạch, đẹp, tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở một số nơi còn xảy ra.

Việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn; vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác) còn thấp so với yêu cầu; vốn huy động trong dân rất hạn chế do thu nhập của người dân còn thấp; vốn huy động từ các doanh nghiệp không nhiều.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. An ninh, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn có nơi có lúc chưa đảm bảo.

Phương hướng, kế hoạch trong thời gian tới

Nhằm hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Trong thời gian tới, cần tập trung vào những nhiệm vụ sau:

 Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, quản lý điều hành quyết liệt của chính quyền, sự vào cuộc hiệu quả các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Quyết liệt chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới đồng bộ, toàn diện đối với tất cả các xã. Chủ động soát xét, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng xã, thôn, bản để thực hiện, trong đó phải xác định rõ lộ trình và cân đối nguồn lực, đảm bảo khả thi, chuyển mạnh về chiều sâu, bền vững.

Xác định công tác tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, kiên trì mục tiêu của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới và công tác vận động nông dân để nông dân thể hiện vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới bằng các hành động cụ thể, thiết thực, tạo sự lan toả. Đa dạng hoá hình thức và nội dung tuyên truyền; tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội các cấp trong triển khai thực hiện Chương trình.

Thực hiện lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác, nhất là các chính sách, Đề án phát triển Nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2021-2025. Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn, ưu tiên đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện công khai cơ cấu các nguồn vốn đầu tư đối với các công trình xây dựng hạ tầng nông thôn để người dân được tham gia, thảo luận và tự nguyện tham gia hiến đất, đóng góp công sức, tiền của.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Cán bộ, công chức cơ sở chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước; sáng tạo, linh hoạt, thay đổi tư duy tập trung xây dựng chính quyền tương tác, đối tác, liêm chính, kiến tạo, vì Nhân dân phục vụ.

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương gắn với rà soát, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế./.

 

Tác giả: Nguyễn Hồng Hạnh - Văn phòng điều phối Nông thôn mới
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới

Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp và PTNT-Tài nguyên và môi trường năm 2024, bàn giải pháp triển khai kế hoạch năm 2025

Ngày 09/01/2025, tại thành phố Lai Châu, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng sở Tài nguyên và môi trường tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và bàn giải pháp triển khai kế hoạch năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hà Trọng Hải, phó Chủ tịch UBND ...

Một số kết quả đạt được và giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022. Tỉnh Lai Châu đã cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình tại Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày ...
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 676
Tháng 01 : 5.617