A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Lai Châu

Thực hiện chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Thời gian qua tỉnh Lai Châu đã tích cực triển khai chuyển đổi số nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới và tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Hệ thống loa truyền thanh tại các bản phát huy hiệu quả trong việc tuyên truyền Pháp luật tới người dân khu vực nông thôn 

Để đẩy mạnh thực hiện chương trình chuyển đổi số, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Đến thời điểm hiện tại, 100% các xã trên địa bàn tỉnh đều có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ, cơ sở vật chất, dịch vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ cho người dân; 100% số xã đã được phủ sóng thông tin di động 3G, 4G, internet băng rộng cố định (cáp quang) đến trung tâm hành chính xã và các thôn/bản lân cận. Toàn tỉnh 104 trạm phát sóng truyền thanh huyện, xã, trong đó 34 đài ứng dụng Công nghệ thông tin – Viễn thông, còn lại đang sử dụng đài FM. 100% các bộ công chức cấp xã đều có máy tính sử dụng, tất cả máy tính đều được kết nối vào hệ thống mạng LAN, cài đặt các hệ thống phần mềm (Hệ thống quản lý văn bản và điều hànhHệ thống thông tin giải quyết TTHC; Hệ thống thư điện tử công vụ và Trang thông tin điện tử xã). Các xã về đích nông thôn mới đều có tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đạt >30% đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí.

Toàn tỉnh có 2.104 trạm phát sóng di động băng rộng (trạm BTS) phát sóng 3G, 4G phủ sóng gần 98% diện tích toàn tỉnh, 100% xã, 95% số thôn/bản có sóng di động băng rộng ổn định (trong đó 100% xã đạt NTM có sóng di động băng rộng ổn định phủ sóng 100% diện tích toàn xã). 100% các xã đều có hệ thống cáp quang sẵn sàng phục vụ (các xã miền núi cao đã phủ ở khu vực trung tâm xã và các thôn/bản lân cận). Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng mạng Internet băng thông rộng, cáp quang đạt 41,95% (44.372 số hộ gia đình có kết nối/ 105.784 tổng số hộ gia đình); Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh 309.434 đạt 62,45% (309.434 số dân trưởng thành/495.476 dân số tỉnh); Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến 10.470 đạt 3,19% (10.470 tài khoản/327.906 dân số trong độ tuổi lao động).

Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh 309.434 đạt 62,45% (309.434 số dân trưởng thành/495.476 dân số tỉnh);  

Từ 2022-2024, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đầu tư đài truyền thanh xã từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững để hiện đại hóa hệ thống đài truyền thanh cơ sở (đầu tư mới 07 đài, nâng cấp đài FM/không dây thành đài ứng dụng CNTT-VT) cho 31 xã (02 xã NTM). Thực hiện đầu tư Hệ thống thông tin nguồn tỉnh Lai Châu. Thiết lập mới 01 cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, Tỉnh Lai Châu. Thiết lập 89 điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại các xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) và xã có thôn đặc biệt khó khăn. Sản xuất và phát sóng 42 chương trình truyền hình và phát thanh với nội dung Phản ánh chủ trương, đường lối, chính sách chỉ đạo từ Nghị quyết của Đảng bộ Lai Châu; công tác chỉ đạo triển khai thực hiện của UBND tỉnh Lai Châu, để cung cấp nội dung thiết yếu cho xã hội. Tổng kinh phí đầu tư gần 20 tỷ đồng.

Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, các cơ quan chuyên môn cũng tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong việc đưa các sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn thương mại điện tử. Kết quả hoạt động của Sàn thương mại điện tử tỉnh Lai Châu tại địa chỉ http://laichau.biz đến nay có 252 tài khoản đăng ký trên sàn (Tài khoản dành cho quản trị, biên tập viên: 03; tài khoản người mua: 69; tài khoản người bán: 180); số sản phẩm được đưa lên sàn 194 sản phẩm (trong đó Đặc sản OCOP trên địa bàn tỉnh là 150 sản phẩm, các sản phẩm khác 44 sản phẩm); số lượng giao dịch: 87. Tổ chức, cá nhân được đào tạo, tập huấn trực tiếp trên địa bàn tỉnh kỹ năng khai thác sử dụng Sàn thương mại điện tử tỉnh Lai Châu: 100 người.

Các sản phẩm OCOP tích cực được thương mại hóa trên các sàn thương mại điện tử như Titok, lazada....

Đẩy mạnh chuyển đổi số cùng nhiều giải pháp đồng bộ khác đã giúp chương trình xây dựng NTM của tỉnh dành được nhiều thành tựu nổi bật. Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được nâng cấp, đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, hiện đại. Kinh tế nông thôn phát triển mạnh, trình độ sản xuất của nông dân được “chuyên nghiệp hóa” hơn. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất sạch, an toàn, công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số theo Kế hoạch số 1198/KH-UBND ngày 15/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030. Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế số nông nghiệp; triển khai các nền tảng số phục vụ nhu cầu của người nông dân, góp phần thực hiện đạt hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh./. 


Tác giả: Hoàng Đình Chinh - Văn Phòng Điều Phối Nông thôn mới
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 7
Hôm nay : 654
Tháng 12 : 5.484