A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cần làm gì để duy trì cảnh quan nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Hiện nay tại các thôn bản của các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nhiều xã cảnh quan môi trường không còn giữ được những nét đẹp như những ngày đầu công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, cảnh quan ở một số xã không còn được quan tâm, chú trọng…

Sau 15 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trong tỉnh, nông thôn mới Lai Châu đã có được nhiều kết quả: có 39 xã được công nhận đạt chuẩn; đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên; hạ tầng nông thôn được hoàn thiện đáng kể; bản sắc văn hoá các dân tộc được bảo tồn, phát triển; vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện, cơ bản đã thực hiện di dời chăn nuôi dưới gầm sàn nhà; nhiều thôn bản đạt sáng - xanh- sạch đẹp gắn với du lịch sinh thái, cộng đồng...

       Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó thực trạng hiện nay ở một số bản làng của các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, cảnh quan môi trường không còn giữ được những nét đẹp như những ngày đầu công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, những cảnh quan nơi đây đã đang dần bị mai một, thiếu sự quan tâm gìn giữ, đầu tư xây dựng của chính quyền và người dân; công tác quản lý các cảnh quan còn nhiều hạn chế.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới hiệu quả, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới thì việc xây dựng, gìn giữ cảnh quan nông thôn có vai trò, ý nghĩa quan trọng. Vì vậy cần phải có sự quản lý, duy trì, bảo vệ và phát huy được giá trị văn hoá của cảnh quan truyền thống nông thôn.

Qua kinh nghiệm thực tế tại các xã, bản trong và ngoài tỉnh làm tốt công tác duy trì cảnh quan nông thôn, để công tác quản lý, duy trì cảnh quan nông thôn truyền thống, sau khi xây dựng, khôi phục cảnh quan truyền thống thì cần phải lựa chọn, giao cho các tổ chức, cá nhân để quản lý và duy trì.

Đối với công trình nhà văn hoá thôn/bản: Thành lập Ban chủ nhiệm Nhà văn hoá thôn theo Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn. Ban chủ nhiệm do thôn, bản tổ chức bầu chọn; được Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định phê duyệt thành lập. Thành viên là Trưởng hoặc phó thôn, ban và đại diện Ban công tác mặt trận, Đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ, Cựu chiến binh thôn, tổ dân phố...Ban chủ nhiệm có trách nhiệm xây dựng và tổ chức hoạt động theo đúng quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL và các quy định khác tại địa phương.

Đối với các tuyến đường hoa, đường làng, ngõ xóm thì có thể giao cho các Hội đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi…để quản lý và chăm sóc, bảo vệ.

Ảnh: Mô hình tuyến đường hoa, ở bản Nậm Bon xã Phúc Khoa do Chi hội Phụ nữ bản xây dựng và quản lý

Đối với cảnh quan khu vực sản xuất: tổ chức các mô hình Phát triển cảnh quan nông nghiệp bền vững, sản xuất theo các mô hình canh tác tiên tiến, hiệu quả để hướng tới nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường. Tổ chức các mô hình thu gom rác thải sản xuất tập trung, tuyên truyền vận động bà con nhân dân tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và giữ gìn bảo vệ môi trường đồng ruộng.

Đối với các lễ hội, công trình tâm linh thì cần tuỳ theo điều kiện cụ thể để giao trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân, thôn, xóm, cụm hộ gia đình bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá.

Đối với từng loại hình cảnh quan cần phải giao trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân cụ thể để bảo vệ, giữ gìn và duy trì. Đặc biệt chú trọng vào giao các tổ chức hội, đoàn thể và tổ chức các hội thi, phong trào thi đua để các giá trị cảnh quan truyền thống của nông thôn ngày càng được phát huy.

           Ảnh: Mô hình Tuyến đường giao thông vùng sản xuất, do Đoàn thanh niên xã Khun Há tự quản.


Tác giả: Nguyễn Duy Nhì - VPĐPNTM
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới

Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp và PTNT-Tài nguyên và môi trường năm 2024, bàn giải pháp triển khai kế hoạch năm 2025

Ngày 09/01/2025, tại thành phố Lai Châu, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng sở Tài nguyên và môi trường tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và bàn giải pháp triển khai kế hoạch năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hà Trọng Hải, phó Chủ tịch UBND ...

Một số kết quả đạt được và giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022. Tỉnh Lai Châu đã cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình tại Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày ...
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 671
Tháng 01 : 5.612