A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người dân Nông thôn huyện Tam Đường phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo nhờ vốn vay từ các tổ chức hội

Được vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều gia đình hội viên Hội Nông dân huyện Tam Đường đã mạnh dạn đầu tư trồng chanh leo, nuôi ngựa... góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Đến bản Chăn Nuôi (xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) hỏi ông Tao Văn Điếng không ai là không biết. Ông Điếng là một trong những người tiên phong trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở bản Chăn Nuôi. Ông là hội viên chi hội nông dân bản Chăn Nuôi. Cũng như nhiều hộ dân khác trong bản, trước đây, gia đình ông Điếng chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa là cây trồng chính, thu nhập chẳng đáng là bao.

Năm 2022, gia đình ông Điếng được Hội Nông dân huyện Tam Đường tạo điều kiện cho vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân. Với số vốn vay 50 triệu đồng, ông Điếng đầu tư làm giàn trồng chanh leo trên diện tích 3000m2 đất của gia đình. Không tiếc công chăm sóc, sau 4 tháng trồng, vườn chanh leo của gia đình ông Điếng đã bắt đầu cho thu hoạch.

“Được cán bộ Hội Nông dân huyện, xã hướng dẫn, tôi đã mạnh dạn đăng ký vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân để trồng chanh leo. Cây chanh leo khá hợp với khí hậu và đồng đất của bản. Vụ chanh leo năm ngoái, gia đình tôi thu hơn 7 tấn quả chanh leo tươi. Bán ra thị trường với giá dao động từ 6000 – 25000 đồng/kg, gia đình tôi thu hơn 60 triệu đồng. So với trồng lúa, thì trồng chanh leo cho thu nhập cao gấp từ 3 – 4 lần. Nhờ trồng chanh leo mà kinh tế của gia đình tôi khá giả hẳn lên” – ông Điếng phấn khởi cho biết.

 Ông Tao Văn Điếng đầu tư làm giàn trồng chanh leo trên diện tích 3000m2 của gian đình

Không trồng chanh leo như ông Điếng, gia đình anh Giàng A Cháy, ở bản Thèn Pả (xã Tả Lèng, huyện Tam Đường) lại chọn phát triển kinh tế từ chăn nuôi ngựa sinh sản. Anh Cháy là hội viên chi hội nông dân bản Thèn Pả. Gia đình anh Cháy là một trong những hộ sử dụng hiệu quả đồng vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân.

Năm 2022, gia đình anh Cháy được vay 50 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Lai Châu. Sau khi được giải ngân, anh Cháy đã  mua 1 con ngựa về nuôi sinh sản. Trước đó, anh Cháy đã sửa sang lại chuồng trại kiên cố. Được cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, lại được tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ, con ngựa anh Cháy mua về sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, ngựa cái đã đẻ được 1 con ngựa con, anh Cháy giữ lại nuôi nhân đàn. Anh Cháy hy vọng sẽ sớm có thu nhập ổn định từ đàn ngựa của gia đình.

Giàng A Cháy, ở bản Thèn Pả - xã Tả Lèng đầu tư chăn nuôi ngựa sinh sản

Để phát huy hiệu quả vốn vay từ Quỹ hộ trợ nông dân, Hội nông dân huyện phối hợp với Hội nông dân các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân sử dụng vốn vay đúng mục đích để xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thực tế cho thấy, Quỹ hỗ trợ nông dân đã trở thành nguồn lực hiệu quả, giúp người dân, nhất là các hộ khó khăn có vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm ổn định, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Trao đổi với phóng viên, bà Lại Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tam Đường, cho biết: Thời gian qua, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Hội Nông dân các xã, thị trấn khảo sát nhu cầu, xây dựng các dự án Qũy hỗ trợ nông dân. Trên địa bàn huyện hiện có 23 dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, với tổng số tiền là 10,3 tỷ đồng. Tổng số gia đình hội viên, nông dân vay vốn là 206 hộ. Tính riêng 6 tháng đầu năm, Hội Nông dân huyện đã thực hiện 5 đợt giải ngân mới cho 38 hộ vay, với số tiền 2,1 tỷ đồng.

“Các dự án Quỹ hỗ trợ nông dân luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ và đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của hội viên nông dân trong huyện. Các hộ tham gia dự án sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất...  đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Điển hình như: Dự án nuôi cá thương phẩm tại bản Nậm Tường (thị trấn Tam Đường); Dự án chăm sóc chè tại xã Bản Bo; Dự án đầu tư máy sản xuất miến dong theo công nghệ mới tại bản Km2, Toòng Pẳn (xã Bình Lư)” – bà Thảo thông tin.


Tác giả: Nguyễn Thị Hậu - VPĐP
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới

Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp và PTNT-Tài nguyên và môi trường năm 2024, bàn giải pháp triển khai kế hoạch năm 2025

Ngày 09/01/2025, tại thành phố Lai Châu, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng sở Tài nguyên và môi trường tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và bàn giải pháp triển khai kế hoạch năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hà Trọng Hải, phó Chủ tịch UBND ...

Một số kết quả đạt được và giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022. Tỉnh Lai Châu đã cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình tại Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày ...
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 677
Tháng 01 : 5.618