A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giảm nghèo hiệu quả từ mô hình hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

Mô hình hỗ trợ liên kết chăn nuôi bò sinh sản tại xã Phúc Than, huyện Than Uyên đã tạo cơ hội cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ yếu thế vươn lên phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.

Mô hình liên kết nuôi bò sinh sản của HTX Nông nghiệp Phúc Than, huyện Than Uyên

Thực hiện chương trình hợp tác giữa Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương với Quỹ Thiện Tâm về triển khai mô hình nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Năm 2023, Hợp tác xã Nông nghiệp nông thôn Phúc Than được Quỹ Thiện Tâm hỗ trợ thực hiện dự án “Liên kết sản xuất chăn nuôi bò sinh sản và bò thương phẩm theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học”. Theo đó, Quỹ Thiện Tâm đã hỗ trợ cho hợp tác xã vay vốn với tổng số tiền là 01 tỷ đồng lãi xuất 0%, trong 10 năm để mua 50 con bò sinh sản. Hợp tác xã đã đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi với tổng diện tích xây dựng là 600 m2, trong đó (chuồng 01 nuôi bò sinh sản 300 m2 và 900 m2 sân cho bò vận động; chuồng 02 nuôi bò thương phẩm 200 m2); kho ủ và dự trữ thức ăn 100 m2; Xây dựng hố chứa, ủ phân vi sinh 100 m3 ; Xây hầm Bioga xử lý chất thải lỏng 100 m3.

 

 

Bà Đỗ Thị Nhâm giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Phúc Than cho biết: Tham gia dự án, có 25 hộ nghèo, cận  nghèo và hộ yếu thế trong xã; các hộ này khi tham gia sẽ được HTX nông nghiệp Phúc Than ký hợp đồng Lao động luân phiên 06 tháng 01 lần, mỗi lần 05 hộ mỗi hộ 01 người vào làm tại HTX và được trả lượng từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng/người/tháng, ngoài ra còn được hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi. Đến cuối năm 2026 sẽ cấp bò đợt 01 cho khoản 10 hộ, mỗi hộ 01 con và đến cuối năm 2027 sẽ cấp bò đợt 2 cho toàn bộ 25 hộ, mỗi hộ 01 con. Ngoài ra các hộ vẫn được ký hợp đồng lao động và được trả lương. Các hộ dân khi có bò thương phẩm bán thì HTX cam kết thu mua 100% và bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường.

 Sau hơn một năm triển khai mô hình nuôi bò sinh sản đã cho thấy hiệu quả quả kinh tế rõ rệt, đến nay đàn bò đã sinh sản được 11 con bê con, ước giá trị khoản trên 110 triệu đồng, thu từ nguồn phụ phẩm (phân chuồng) với số tiền 108 triệu đồng, lợi nhuận trên 72 triệu đồng; tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 02 lao động làm trực tiếp với mức thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng và lao động thời vụ với mức thu nhập 200 nghìn đồng/người/ngày.

Như vậy, có thể khẳng định mô hình liên kết chăn nuôi bò sinh sản là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, nhất là ở các huyện miền núi như Lai Châu, có điều kiện thuận lợi về đất đai để trồng cỏ chăn nuôi. Mô hình đã tạo được niềm tin và sự hưởng ứng tích cực của người dân đã mang đến cơ hội thoát nghèo cho các hộ dân mỗi năm, giúp các hộ dân có thêm động lực, điều kiện để vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững./.


Tác giả: Lê Văn Năm - Văn Phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Lai Châu
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới

Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp và PTNT-Tài nguyên và môi trường năm 2024, bàn giải pháp triển khai kế hoạch năm 2025

Ngày 09/01/2025, tại thành phố Lai Châu, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng sở Tài nguyên và môi trường tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và bàn giải pháp triển khai kế hoạch năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hà Trọng Hải, phó Chủ tịch UBND ...

Một số kết quả đạt được và giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022. Tỉnh Lai Châu đã cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình tại Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày ...
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 674
Tháng 01 : 5.615