A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sôi nổi các lễ hội đầu xuân

Những ngày đầu xuân, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu tổ chức các lễ hội để tạ ơn trời, đất đã ban cho tài lộc, mùa màng bội thu, hi vọng một năm mới bình an, hạnh phúc, ấm no.

* Sáng 17/2, tại bản Thèn Pả, UBND xã Tả Lèng (huyện Tam Đường) tổ chức Lễ hội Gầu Tào.

1

Quang cảnh lễ hội.

Dự lễ hội có các đồng chí: Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Mạnh Hà - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Sùng A Hồ - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Tẩn Thị Quế - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Tam Đường; các đồng chí Thường trực Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Tam Đường; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn huyện; các xã, thị trấn; Thường trực Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Tả Lèng, bà con nhân dân và du khách…

2

Nhân dân xã Tả Lèng đón tiếp các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Tam Đường tới dự lễ hội.

2

Các đồng chí: Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Mạnh Hà - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng quà cho lãnh đạo xã Tả Lèng (huyện Tam Đường).

Tại lễ hội diễn ra lễ cúng cây nêu; tổ chức thi đấu giã gạo, cối xay ngô; giã bánh giày; bắn nỏ; bắn cung đá; thi đấu các hoạt động văn nghệ; trình diễn trang phục; trò chơi dân gian; đẩy gậy; giao lưu văn nghệ, kéo co; đánh tù lu...

3

Các đội thi đấu giã gạo, cối xay ngô.

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông có từ rất lâu đời, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào người Mông, đây là lễ hội tiêu biểu, quy mô, luôn được mọi người dân trông chờ nhất vào dịp đầu xuân và thu hút nhiều người cùng du khách tham gia. Với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh, thổ công, thổ địa phù hộ độ trì ban cho con người sức khoẻ, bình an, cầu phúc, cầu lộc cho dân làng.

5

Nghi lễ cúng cây nêu.

4

Các đội thi đấu giã bánh giầy.

Đây cũng là dịp người dân mở hội để tạ ơn trời, đất đã ban cho tài lộc, mùa màng bội thu ngô lúa đầy sàn, gia súc, gia cầm đầy chuồng. Là dịp để người người gặp gỡ nhau tâm tình, vui chơi và giao lưu các loại hình văn hoá, nghệ thuật, trò chơi dân gian như: thi hát đối các làn điệu dân ca giao duyên hay các điệu múa khèn từng làm siêu lòng biết bao cô gái; là màn trổ tài với các môn thể thao dân tộc truyền thống của đồng bào dân tộc Mông… để sẵn sàng bước vào một năm mới làm ăn may mắn hơn trong cuộc sống, công tác, lao động sản xuất. Đồng thời, lễ hội là sản phẩm du lịch độc đáo, thúc đẩy du lịch Tả Lèng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch huyện Tam Đường.

Lễ hội sẽ được diễn ra trong 2 ngày (17-18/2) tức ngày 8-9 âm lịch.

* Cùng ngày, UBND xã Tà Mung (huyện Than Uyên) tổ chức Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông.

Các đồng chí: Nguyễn Văn Thăng - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên; Trần Quang Chiến - Phó Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo một số phòng, ban chuyên môn huyện; lãnh đạo xã Tà Mung và đông đảo bà con nhân dân và du khách tham dự. Năm 2024, Lễ hội Gầu Tào được xã Tà Mung tổ chức với sự tham gia của 500 diễn viên, vận động viên đến từ 5 bản đồng bào dân tộc Mông sinh sống trên địa bàn xã.

Lễ hội được chia làm 2 phần: lễ và hội. Trong phần lễ, chủ lễ thực hiện nghi thức khai hội, thắp hương và khấn xin thần linh cho phép mở hội trước cây nêu.

2

Ông chủ lễ cùng những người hát hội xoè ô đen che đầu đi vòng quanh gốc nêu.

Phần hội bà con sẽ tham gia múa khèn, ném pao, nhảy dây, rồng ấp trứng, bịt mắt bắt dê, đẩy gậy, đánh cù, hát ống, hát giao duyên, đàn môi, kèn lá, kéo nhị. Lễ hội Gầu Tào ở xã Tà Mung là dịp để các nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ quần chúng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Đồng thời, cũng là dịp để nhân dân các dân tộc cùng hội tụ, giao lưu văn hóa, tình cảm nhằm tăng thêm sự hiểu biết, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian được duy trì và phát triển. Qua đó, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

* Chiều 17/2, UBND xã Mường Kim (huyện Than Uyên) tổ chức Hội Xòe chiêng, xuân Giáp Thìn năm 2024.
Dự có đồng chí Nguyễn Văn Thăng - Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo một số phòng, ban chuyên môn của huyện; Thường trực Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Mường Kim và đông đảo nhân dân trong xã.
Phát biểu khai mạc Hội Xòe chiêng, đồng chí Lò Quyết Thắng - Chủ tịch UBND xã Mường Kim nhấn mạnh: Cứ mỗi độ xuân về, nhân dân khắp nơi trên cả nước lại tưng bừng mở lễ hội mừng xuân. Đây cũng là dịp để xã Mường Kim tổ chức Hội Xòe chiêng nhằm gìn giữ văn hóa truyền thống. Đồng thời, động viên khích lệ nhau phấn đấu xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, xã hội phát triển, giàu mạnh.

C

Đông đảo người dân tham trò chơi đánh yến tại Hội Xoè chiêng xã Mường Kim.

Tại Hội Xòe chiêng còn tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Từ đó, từng bước củng cố, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhân dịp này, cộng đồng người Việt sinh sống tại Singapore tặng quà cho 40 hộ nghèo trên địa bàn xã.

* Hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi cùng cả nước chào đón Xuân Giáp Thìn năm 2024, xã Mường Kim, huyện Than Uyên tổ chức Lễ hội đua thuyền lần thứ II.

Lễ hội có sự tham gia 16 đội trong xã Mường Kim (9 đội nam và 7 đội nữ). Các đội bốc thăm thi đấu tính thời gian nhanh nhất và chọn 3 đội vào thi đấu chung kết. Ông Lò Quyết Thắng - Chủ tịch UBND xã Mường Kim - Than Uyên cho biết: “Lễ hội đua thuyền xã Mường Kim là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng hết sức độc đáo và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống cao đẹp của dân tộc. Lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần tương thân tương ái, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thách thức để vươn lên trong cuộc sống. Đây cũng là dịp giới thiệu, quảng bá với du khách về tiềm năng du lịch cũng như nét đẹp văn hóa truyền thống về mảnh đất và con người nơi đây”.

V

Niềm vui chiến thắng của đội nữ bản Nà É.

Kết thúc lễ hội, Ban Tổ chức trao giải nhất đối với nam thuộc về Bản Chát, nhì Làng Cá, ba bản Nà É; đối với nữ nhất bản Nà É, nhì Bản Chát, Bản Hàng.

* Ngày 18/2, UBND xã Mường Cang (huyện Than Uyên) tổ chức Lễ hội Lùng Tùng (xuống đồng), xuân Giáp Thìn 2024.

Lễ hội được chia làm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ gồm: nghi lễ cúng, nghi thức cày bừa ruộng và gieo hạt. Phần hội bà con giao lưu văn nghệ, chơi trò chơi dân gian… Lễ hội Lùng Tùng là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn xã Mường Cang nói riêng, huyện Than Uyên nói chung. Đặc biệt, Lễ hội Lùng Tùng là nghi lễ mở đầu cho một mùa sản xuất mới, cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc…

BB

Lãnh đạo huyện Than Uyên cùng nhân dân xã Mường Cang thực hiện nghi thức cày bừa mở đầu cho một năm sản xuất mưa thuận, gió hòa.

Đây cũng là dịp để giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Thái đến du khách trong và ngoài tỉnh.


Nguồn:Báo Lai Châu Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 4
Hôm nay : 655
Tháng 12 : 5.485