A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lai Châu: Gắn văn hóa địa phương vào sản phẩm OCOP

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Băt nhịp vào đó tỉnh Lai Châu đã tập trung xây dựng và đưa các sản phẩm đặc sản đặc trưng của người đồng bào dân tộc dần trở thành hàng hóa, truyền tải nét đẹp của văn hóa tới người tiêu dùng

Thời gian qua, Chương trình OCOP đã có tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị; khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch. Thông qua Chương trình OCOP, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống; hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “đại sứ” chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng.

Khèn Mông A Dũng đạt chứng nhận OCOP 3 sao năm 2022

Trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP, các huyện, thành phố và chủ thể cũng chú trọng xây dựng nhóm sản phẩm có nguồn gốc mang đặc trưng, đại diện cho đời sống sản xuất sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Trong đó, các sản phẩm thịt gác bếp, mật ong, các bài thuốc gia truyền... là những sản phẩm độc đáo, được người tiêu dùng đánh giá cao. Chị Nguyễn Ngọc Ánh, du khách đến từ Hà Nội, cho biết: Sau chuyến du lịch trải nghiệm tại Lai Châu, được tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Lai Châu, tôi rất ấn tượng với những sản phẩm thịt trâu gác bếp, miến dong, các loại trà cổ thụ... Bởi, ngoài hình thức, bao bì đẹp mắt thì chất lượng sản phẩm rất tốt. Các sản phẩm đều chứa đựng hương vị riêng có trong văn hóa ẩm thực của người dân. Thông qua các sản phẩm, tôi cảm nhận được đời sống sinh hoạt, văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Sản phẩm thịt trâu sấy, thịt lợn sấy, lạp sườn hun khói của huyện Than Uyên được chứng nhận ocop 3 sao 

Lai Châu đã phát triển được 158 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, thuộc 5 nhóm ngành là thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, thảo dược, du lịch cộng đồng. Trong đó, có nhiều sản phẩm xuất phát từ nét văn hóa truyền thống gắn với sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, trong giai đoạn tới tỉnh Lai Châu cũng chú trọng phát triển những sản phẩm mới nhằm thể hiện được truyền thống lịch sử và những giá trị văn hóa của sản phẩm trong suốt chiều dài thời gian. Theo đó, những tác động của sản phẩm đến cộng đồng không chỉ dừng lại ở sự hữu hình như tạo việc làm, nâng cao thu nhập... mà còn là sự chuyển tải, quảng bá văn hóa vùng miền tới cộng đồng người tiêu dùng trên thị trường. Theo Quyết định 148/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tiêu chí mới nhấn mạnh đến yếu tố câu chuyện về sản phẩm OCOP. Câu chuyện có thể từ của một làng, một xã và thể hiện được nét văn hóa trong sản phẩm. Sản phẩm OCOP cần gắn với nét đẹp truyền thống, văn hóa, sự đoàn kết của làng xã. Đây là giá trị cốt lõi, giá trị nhân văn trong sản phẩm OCOP. Do đó, để sản phẩm OCOP thực sự trở thành “sứ giả” của địa phương thì chính quyền, chủ thể cần xây dựng được câu chuyện sản phẩm tốt.


Tác giả: Vường Đức Lợi
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 4
Hôm nay : 655
Tháng 12 : 5.485