A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lai Châu - Những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong phong trào thi đua “Lai Châu Chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND - UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai toàn diện, đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh, chương trình đã đạt được những kết quả nổi bật, quan trọng

Đ/c: Giàng A Tính, Phó chủ tịch UBND tỉnh trao bằng công nhận xã Nậm Loỏng, thành phố Lai Châu đạt chuẩn nông thôn mới

Tỉnh Lai Châu (mới) được chia tách, thành lập từ ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 của Quốc hội, trên cơ sở các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu cũ, cùng huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai. Sau khi thành lập, tỉnh Lai Châu gồm đơn vị hành chính là thị xã Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên. Sau khi chia tách, bao nhiêu nghèo khó như dồn cả về đây: trong số 9.068,8 km2 diện tích tự nhiên, hơn 90% có độ dốc trên 25o, 74/86 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh thấp ở mức đáng ngại: thu nhập bình quân mới đạt 2.260.000 đồng/người/năm, tỷ lệ hộ đói nghèo 32,7%; hơn 300 nghìn dân nhưng số lao động trong độ tuổi chỉ chiếm 50%, trong đó, mới có 11% được đào tạo nghề, chất lượng và năng suất lao động rất thấp. Các tiêu chí về cơ sở hạ tầng đều gần như ở mức “trắng” hoàn toàn. Đường điện 35 kV trước đây phục vụ cho một huyện nhỏ Tam Đường, giờ trở nên quá tải với bộ máy tỉnh lỵ dồn về. Hơn 1.300 phòng học trong tỉnh là tranh tre tạm bợ, 50 xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo, các xã vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên đứng lớp, đặc biệt là giáo viên người dân tộc và thạo tiếng dân tộc. Trên địa bàn, chưa có cơ sở đào tạo, dạy nghề. Về giao thông, 10 xã chưa có đường ô-tô tới trung tâm, bốn tuyến quốc lộ 12, 4D, 32 và 279 và các tuyến tỉnh lộ trải nhựa chưa đầy 20%, vào mùa mưa hầu hết các xã bị cô lập. Toàn tỉnh mới có 05 bệnh viện đa khoa tuyến huyện (chưa có bệnh viện cấp tỉnh), 09 phòng khám khu vực và 86 trạm y tế cơ sở với hơn 600 giường bệnh; liền đó là 800 cán bộ y tế, nhưng số bác sĩ chưa đầy 10%. Tính bình quân chung, 10 nghìn người chỉ có 20 giường bệnh và 2,1 bác sĩ, việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đang gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tỉnh Lai Châu bắt đầu triển khai từ năm 2011, với bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh chỉ đạt 2,88 tiêu chí/xã và chưa có xã đạt 19 tiêu chí; số xã đạt từ 10-14 tiêu chí là 01 xã, số xã đạt từ 5-9 tiêu chí là 17 xã, số xã đạt dưới 5 tiêu chí là 75 xã. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND - UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai toàn diện, đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh, chương trình đã đạt được những kết quả nổi bật, quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp, nhất là hệ thống đường trục bản, ngõ bản và đường sản xuất; bộ mặt vùng nông thôn đã có nhiều đổi mới; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, thu nhập bình quân GRDP đầu người đạt 47,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 23,88% (theo chuẩn nghèo đa chiều); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,3%..., bản sắc văn hoá dân tộc được bảo tồn và phát huy; hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố, an ninh trật tự được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng ở khu vực nông thôn được tăng cường. Đến nay, toàn tỉnh có 39 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 41,4), bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 13,6 tiêu chí/xã, thành phố Lai Châu được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Để đạt được những kết quả trên, trong những năm qua tỉnh Lai Châu đã có những cách làm hay, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, như:

1. Đổi mới công các tuyên truyền, vân động; phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, huy động các lực lượng quân sự, biên phòng trong tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện xây dựng nông thôn mới. Kết quả, vận động nhân dân đóng góp gần 8.000 ngày công, hiến 76.947 m2 đất để xây dựng, sửa chữa trường học, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, chỉnh trang đô thị, lát vỉa hè, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản.

2. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới và quán triệt thống nhất triển khai thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh Lai Châu được cụ thể hóa phù hợp với thực tiễn của tỉnh và đảm bảo quy định của Trung ương.

Tỉnh Lai Châu đã thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch cộng đồng, hiện nay tỉnh đã xây dựng được 11 bản phát triển về du lịch thành công như: Bản du lịch Sin Suối Hồ và Vàng Pheo của huyện Phong Thổ; Bản du lịch Sì Thâu Chải và Lao Chải I của huyện Tam Đường; Bản du lịch Phúc Khoa của huyện Tân Uyên...Đặc biệt bản du lịch Sin Suối Hồ của huyện Phong Thổ đã được tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao về văn hóa du lịch. Đây là một hướng đi mang tính bền vững và trở thành ví dụ tiêu biểu cho việc lồng ghép các chương trình, mục tiêu của tỉnh Lai Châu.

Ngoài ra tỉnh còn triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, tỉnh Lai Châu có tổng số 204 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt hạng từ 3 sao đến 4 sao của 89 chủ thể (trong đó có 13 sản phẩm 4 sao, 191 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng của địa phương đã mang lại giá trị cao cho người sản xuất và được thị trường chấp nhận, như: các sản phẩm Chè; Đông Trùng Hạ Thảo; Gạo tẻ Râu; Mật Ong; Thịt Trâu Sấy...

Mặt khác giai đoạn đoạn 2021-2025, tỉnh  tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Đề án trọng điểm: Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tình Lai Châu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn tại một số bản trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020-2025.

3. Tỉnh Lai Châu thực hiện thí điểm quản lý cộng đồng trong chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao năng lực tự quản lý của người dân địa phương trong việc nhận diện và giải quyết các vấn đề phát triển của địa phương. Chương trình này đã được triển khai tại 6 bản của 2 xã: Phúc Than, Ta Gia của huyện Than Uyên từ tháng 10/2018-9/2021. Tổng ngân sách thực hiện 50 tiểu dự án với tổng số tiền trên 4,1 tỷ đồng. Với cách làm cầm tay, chỉ việc, phát huy tính tự chủ, sự đoàn kết của nhân dân, dự án quản lý cộng đồng trong chương trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền cũng như các tầng lớp nhân dân, sau 36 tháng, đã làm mới, nâng cấp 5.369m đường bê tông, mở 2km đường sản xuất, kè đường 600m; làm 92 cột điện năng lượng mặt trời; 2 bể nước, 10.600m ống nước; làm 2 cầu đi lại qua suối, 3 nhà vệ sinh cộng đồng, 76 nhà vệ sinh gia đình; 2 sân chơi cộng đồng; 3 nhà văn hóa được mở rộng, bổ sung trang thiết bị, có 2.788 người hưởng lợi từ các tiểu dự án, trong đó nữ 1397 người; nghèo, cận nghèo 844 người…

Chủ trì phối hợp với các Bộ ngành Trung ương tổ chức các Hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với mục tiêu “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid-19”. Hội nghị là cơ hội quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lai Châu, các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, danh mục dự án thu hút đầu tư nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo diễn đàn cho các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước nói chung, doanh nghiệp tỉnh Lai Châu nói riêng gặp gỡ, kết nối giao thương, tăng cường hợp tác phát triến; thu hút đa dạng hóa các thành phần kinh tế đầu tư vào các nội dung ưu tiên, khuyến khích đầu tư trên các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, phát triển nông thôn và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); là cơ hội cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; vận dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chế biến sâu, nâng cao sức cạnh tranh, từng bước gia tăng giá trị sản phẩm theo chuỗi liên kết nông sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Tỉnh đã tổ chức Hội thảo toàn Quốc về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; Hội nghị dưới tán Rừng; Hội thảo về dược liệu; Tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc toàn quốc Mông lần thứ III...

4. Biểu dương, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình. Tỉnh Lai Châu có chính sách thưởng công trình phúc lợi trị giá 500 triệu đồng đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới; thưởng công trình phúc lợi trị giá 05 tỷ đồng đối với huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới. Hàng năm, các cấp đã khen thưởng cho hàng trăm lượt người dân (góp công, hiến đất, tiền mặt) và cán bộ công chức có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới.

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV, Nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra./.


Tác giả: Lê Văn Năm, Đặng Văn Châu - VPĐPNTM
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 689
Tháng 11 : 5.425