Mường Than nỗ lực thực hiện chương trình mục quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Xã Mường Than đang triển khai thực hiện nhiều chương trình đề án, dự án, các dự án đang được đầu tư, triển khai thực hiện đều phát huy hiệu quả mang lại lợi ích to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Đây cũng là tiền đề thuận lợi cho việc kế thừa, phát huy những thành tựu trong việc tổ chức thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã. Trong công tác phối hợp tổ chức tuyên truyền chủ trương xây dựng nông thôn mới của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã có sự tích cực, chủ động đến toàn thể hội viên của các tổ chức hội do vậy việc triển khai thực hiện chương trình luôn được nhân dân chấp hành đầy đủ.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, gồm các chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. Để thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành trung ương khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Nhằm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết đã đề ra, ngày 16/8/2016 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký ban hành Quyết định số 1600/QĐ-Tg, phê duyệt mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Với mục tiêu toàn diện là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”
Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước… còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng, làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Vì vậy xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Đồng thời góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn. Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước nói chung và huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu nói riêng. Sau 14 năm triển khai, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trên địa bàn huyện tham gia rất tích cực. Đã góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng nông thôn, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Xã Mường Than, huyện Than Uyên là một trong 7 xã được công nhận đạt 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới theo đúng lộ trình của huyện, tỉnh. Vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới là hết sức cần thiết.
Cánh đồng Mường Than như một lòng chảo được bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp - ảnh cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu
Là xã có cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc, địa bàn rộng, đông dân cư với 12 thôn bản, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.117.57 ha, tổng số hộ là 2005 hộ, số khẩu là 9.035 khẩu, gồm 3 dân tộc cùng sinh sống (Thái, Kinh, Mông). Đảng bộ xã gồm 17 chi bộ, với 298 đảng viên; tình hình phát triển kinh tế - xã hội tăng trưởng khá, quốc phòng an ninh được giữ vững; trên địa bàn xã có Quốc lộ 32, đường nối QL279 kéo dài chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trên địa bàn sản xuất, kinh doanh gài giao thương hàng hoá với các địa phương lân cận.
Mường Than là xã dân cư sống tập trung, giao thông đi lại giữa các bản tương đối thuận lợi. Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Ban quản lý các chương trình MTQG của xã đã nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các phòng ban chuyên môn luôn quan tâm, sát sao trong chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Xã Mường Than đang triển khai thực hiện nhiều chương trình đề án, dự án, các dự án đang được đầu tư, triển khai thực hiện đều phát huy hiệu quả mang lại lợi ích to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Đây cũng là tiền đề thuận lợi cho việc kế thừa, phát huy những thành tựu trong việc tổ chức thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã. Trong công tác phối hợp tổ chức tuyên truyền chủ trương xây dựng nông thôn mới của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã có sự tích cực, chủ động đến toàn thể hội viên của các tổ chức hội do vậy việc triển khai thực hiện chương trình luôn được nhân dân chấp hành đầy đủ.
Mô hình Dâu Tây theo quy trình VIETGAP
Về đánh giá các tiêu chí xã NTM theo Quyết định số 1285/QĐ-UBND ngày 27/9/2022 của UBND tỉnh: Đến nay xã Mường Than đạt 15/19 tiêu chí đạt 78,95%. (04/19 tiêu chí không đạt 21,05% gồm: Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, Tiêu chí số 9 nhà ở dân cư, Tiêu chí số Tiêu chí số 15 về y tế, Tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm).
Mô hình xóa nhà tạm tại bản Lằn xã Mường Than huyện Than Uyên - ảnh thông tấn xã Việt Nam
UBND xã kịp thời thành lập hệ thống quản lý, điều hành Chương trình gồm: Ban quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo cơ cấu, số lượng, thành phần, xây dựng quy chế hoạt động đảm bảo kế hoạch của huyện đề ra. Thành lập và tổ chức có hiệu quả ban Phát triển thôn bản 12/12 thôn bản.
Ban quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia xã đã phối hợp chặt chẽ với chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn gắn với các chỉ tiêu, nhiệm vụ của 19 tiêu chí thuộc lĩnh vực, ngành mình phụ trách, phối hợp với các thôn bản thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiêm vụ được giao.Thực hiện tốt công tác dân chủ trong chỉ đạo, điều hành, công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia lao động, đóng góp đất xây dựng công trình.Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng , thực hiện các chương trình dự án an sinh xã hội theo chuẩn nông thôn mới được thực hiện công khai dân chủ.Nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến, góp đất, góp công trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, thường xuyên thực hiện vệ sinh môi trường, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã đã thực hiện tốt việc vận động nhân dân hiến đất, góp công làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa.
Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Mường Than đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từng bước đáp ứng được yêu cầu, đã gắn kết giữa phát triển nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là buôn bán nhỏ lẻ; đã xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định; bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy; hệ sinh thái rừng và diện tích rừng đã trồng được tiếp tục được bảo vệ; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã được giữ vững, các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc đã lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; nhân dân đã tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền và ngày công lao động trị giá hàng tỷ đồng,... Những kết quả trên tạo cơ sở vững chắc và nền tảng cơ bản để xã Mường Than tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại những hạn chế như:
Trong sản xuất, chăn nuôi một số nơi còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận người dân vẫn còn khó khăn, thiếu thốn.Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư nhưng còn thiếu, chưa đáp ứng đủ điều kiện để xã hoàn thành một số tiêu chí, nhất là cơ sở vật chất trường học. Trong thực hiện ma chay còn tồn tại một số gia đình vẫn còn có một số phần lễ hủ tục lạc hậu qua đó gây sự tốn kém về kinh tế.
Môi trường cảnh quan vẫn còn chưa được cải thiện triệt để. Một số bộ phân người dân chưa khắc phục thói quen bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp tại nơi ở của gia đình và ngõ xóm. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao.Chính quyền và nhân dân chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Một số cán bộ làm công tác chính sách, cán bộ các tổ chức hội ở cơ sở chưa thực sự tâm huyết với nhân dân, chưa truyền tải được lợi ích lâu dài khi thực hiện chương trình, nhiệm vụ sau khi thôn, bản đã đạt đích nông thôn mới. Một số nội dung tuyên truyền, thực hiện còn làm theo kiểu phong trào, chưa thường xuyên.
Nhiều hủ tục đã truyền lại từ nhiều đời, ăn sâu tâm trí người bản địa. Mặt bằng trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ không đồng đều, một số cán bộ thiếu tâm huyết, kém kỹ năng làm việc. Nhận thức chưa sâu tầm quan trọng của chương trình, chưa thực sự khơi dậy được tiềm năng sẵn có trong nhân dân.
Bên cạnh đó việc tuyên truyền giải thích của cán bộ làm công tác chính sách, cán bộ các tổ chức hội ở cơ sở chưa thực sự tâm huyết trong tuyên truyền vận động. Hạn chế trong cách làm để thay đổi nhận thức và hành động đối với các hộ dân thuộc hộ nghèo thực sự muốn thoát nghèo, tìm cách thoát nghèo bền vững. Chưa cho người dân thấy lợi ích lâu bền của chương trình đối với bản thân họ và thế hệ con cháu họ, chưa tham mưu thiết thực được cho lãnh đạo để cho chỉ đạo trong công tác giảm nghèo bền vững.
Để hoàn thành mục tiêu Kế hoạch đặt ra, UBND xã Mường Than đã đặt ra những giải pháp cụ thể như:
Một là, tiếp tục xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, bao trùm. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể xã.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng để nâng cao tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện.
Ba là, xây dựng mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế theo mô hình liên kết trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản, các mô hình chăn nuôi kết hợp tạo đầu ra ổn định để người dân yên tâm trong sản xuất, chăn nuôi.
Bốn là, nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục và đào tạo (cơ sở vật chất như: Trường lớp, các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy), y tế, xây dựng. Củng cố các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng nếp sống văn minh, phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp, tình làng nghĩa xóm, tổ chức nhân dân tham gia bảo đảm an ninh trật tự, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng thôn bản xanh sạch.
Năm là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã, đặc biệt là cơ chế hỗ trợ đối với các bản, các hộ gia đình vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực lòng hồ thủy điện Huội Quảng-bản Chát…
Như vậy, với sự nỗ lực quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dẫn xã Mường Than trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã làm bộ mặt nông thôn của xã có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, các nét văn hóa đặc trưng được bảo tồn. Góp phần hoàn thành mục tiêu huyện Than Uyên về đích Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025./.