A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kiểm tra công tác quản lý, duy trì và phát triển các sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP giai đoạn 2020 - 2022 trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thực hiện Kế hoạch số 1448/KH-SNN ngày 11/7/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT về Kiểm tra công tác quản lý, duy trì và phát triển các sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP giai đoạn 2020 - 2022. Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Lai Châu đã tiến hành kiểm tra các cơ sở có sản phẩm được chứng nhận OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố

 Đoàn kiểm tra làm việc với  Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao BEEFOODS có sản phẩm Chanh leo đạt chứng nhận OCOP 3 sao 

Trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành đã tập trung vào một số nội dung trọng điểm như: Kiểm tra công tác quản lý các sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn của các huyện, thành phố, kiểm tra hệ thống sổ sách, giấy tờ, thủ tục pháp lý phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hệ thống nhà kho, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc phục vụsản xuất; công tác xử lý chất thải, thủ tục về môi trường trong quá trình sản xuất; công tác giám sát định kỳ, kiểm soát chất lượng, hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm; chất lượng bao bì, việc chấp hành các quy định về nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, mã số, mã vạch và thông tin nhãn hàng hóa đối với sản phẩm; hệ thống sổ sách phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm (từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm); các chỉ tiêu về ATTP (kiểm tra bằng cảm quan, phiếu kiểm nghiệm ATTP hoặc lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm nghiệm ATTP);một số nội dung liên quan khác đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng bá sản phẩm.

Cơ sở Thịt sấy Ninh Sớp đang tiến hành ghi sổ sách, nhật ký sản xuất 

Theo báo cáo kết quả của đoàn kiểm tra cho thấy: 

UBND các huyện thành phố đã chủ động trong công tác chỉ đạo điều hành, kịp thời kiện toàn cũng như củng cố hệ thống quản lý chương trình OCOP, chú trọng đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể OCOP tham gia các đợt xúc tiến thương mại, hội chợ quảng bá sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Đến nay toàn tỉnh có 7 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, trong đó huyện Mường Tè có 2 điểm, huyện Sìn Hồ có 1 điểm, huyện Phong Thổ có 1 điểm, thành phố có 2 điểm, huyện Than Uyên có 1 điểm.

Đoàn kiểm tra thăm điểm giới thiệu trưng bày sản phẩm tại huyện Phong Thổ 

Qua kiểm tra thực tế công tác quản lý, duy trì và phát triển các sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP của các chủ thể nhận thấy các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận tiếp tục duy trì sản lượng, chất lượng sản phẩm, nhiều cơ sở đã đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng mẫu mã bao bì phù hợp với quy định và thị hiếu của thị trường, quan tâm chú trọng đến công tác quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP lên một tầm cao mới vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh trong cả nước, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho lao động tại địa phương, nâng doanh thu của chủ thể OCOP góp phần ổn định kinh tế của địa phương, từ đó khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác được những giá trị tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm OCOP đảm bảo về chất lượng, sản lượng cho các năm tiếp theo. Các chủ thể cơ bản chấp hành tốt các quy định của pháp luật cũng như Chương trình OCOP trong hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, cụ thể: Chấp hành các điều kiện về sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và các điều kiện sản xuất kinh doanh khác; công tác xử lý chất thải được quan tâm, rác thải sau sản xuất được cơ sở thu gom vào các hệ thống thùng, túi nilon và vận chuyển ra khu vực chứa rác thải tập trung để xử lý theo quy định, một số loại rác thải có thể tái chế được thì chủ cơ sở đã thu gom tái chế làm thức ăn trong chăn nuôi, làm phân bón trong trồng trọt; hệ thống trang thiết bị máy móc, nhà xưởng được nâng cấp đảm bảo theo quy định; chấp hành các quy định về nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, mã số, mã vạch và thông tin nhãn hàng hóa đối với sản phẩm; chủ động xây dựng và thực hiện việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, giám sát định kỳ, sổ sách ghi chép nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

Đoàn kiểm tra kiểm tra quy trình sản xuất của sản phẩm đông trùng hạ thảo SUKOVA

Bên cạnh những kết quả đạt được về việc duy trì, phát triển sản phẩm OCOP sau chứng nhận của các chủ thể theo các tiêu chí của Chương trình cũng như theo quy định của pháp luật thì vẫn còn một số chủ thể còn một số tiêu chí chưa thực hiện duy trì, phát triển như một số sản phẩm có bao bì, nhãn mác chất lượng thấp, không bắt mắt, chưa tạo ra được sự thu hút đối với người tiêu dùng, đa số các sản phẩm chưa có nhãn hiệu được chứng nhận, chỉ dẫn địa lí, vùng trồng và các chứng nhận quy trình sản xuất tiên tiến...


Tác giả: Lê Giáo - VPĐP
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới

Tiếp tục hỗ trợ các Dự án Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững năm 2024 trong khuôn khổ Chương trình “Xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp điển hình gắn với xây dựng nông thôn mới”

Ngày 22-23/4/2024, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Quỹ Thiện Tâm phối hợp với Văn phòng nông thôn mới tỉnh Lai Châu tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá đề xuất của các Hợp tác xã đã đăng ký thực hiện các mô hình kinh tế nông nghiệp điển ...
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 660
Tháng 04 : 5.364