A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Nhằm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đi khí hậu và phát triển bền vững. Ngày 25 tháng 3 năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch số 1050/KH-UBND về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Cảnh quan Nông thôn ngày càng khởi sắc tại bản Sì Thâu Chải, huyện Tam Đường

Trong kế hoạch đã xác định rõ những mục tiêu cụ thể trong năm 2024 như sau:

- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới của 39 xã đã được công nhận đạt chuẩn;

- Công nhận mới 5 xã nông thôn mới (xã Sơn Bình huyện Tam Đường; xã Khoen On, Tà Mung, Tà Hừa, Pha Mu huyện Than Uyên), nâng tổng số xã được công nhận đạt chuẩn toàn tỉnh 44 xã;

- Xã nông thôn mới nâng cao: Bình quân tiêu chí xã nông thôn mới nâng đạt 17 tiêu chí/xã.

- Huyện nông thôn mới: Đẩy nhanh hoàn thiện tiêu chí huyện nông thôn mới đối với 03 huyện: Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên; phấn đấu bình quân đạt 7 tiêu chí/huyện;

- Có 45 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Tam Đường: 20 bản, huyện Than Uyên: 20 bản, huyện Mường Tè: 5 bản); 

- Phấn đấu bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 15,5 tiêu chí/xã - Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí: 10 xã

- Số xã đạt từ 10-14 tiêu chí: 40 xã

- Số xã đạt từ 5-9 tiêu chí: 0 xã

Để đạt được những mục tiêu trên, UBND tỉnh Lai Châu đưa ra những giải pháp nhằm cụ thể hóa các nội dung của chương trình. Cụ thể:

- Về công tác chỉ đạo điều hành: Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, quản lý điều hành quyết liệt của chính quyền, sự vào cuộc hiệu quả các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Quyết liệt chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới đồng bộ, toàn diện đối với tất cả các xã trên địa bàn tỉnh. Chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng xã, bản để thực hiện, trong đó phải xác định rõ lộ trình và cân đối nguồn lực, đảm bảo khả thi, bền vững.

- Công tác tuyên truyền, vận động: Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Lai Châu chung sức xây dựng nông thôn mới”; Cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; cuộc vận động "xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, “dân vận khéo”,…; Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Lai Châu, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử, Cổng thông tin điện tử về Chương trình nông thôn mới tỉnh, các cơ quan, đơn vị truyền thông trong và ngoài tỉnh; Kịp thời khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

- Về đào tạo, tập huấn: Tiếp tục tổ chức tập huấn cán bộ làm công tác nông thôn mới các cấp theo Chương trình khung của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số 3360/QĐ-BNN-VPĐP ngày 06/9/2022 và theo Kế hoạch số 3650/KH-UBND ngày 30/9/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ, công chức xã năm 2024 theo Kế hoạch số 2568/KH-UBND ngày 22/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu.

- Công tác kiểm tra, giám sát: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới cấp huyện, xã, bản trên toàn tỉnh; kiểm tra công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn chương trình để kịp thời có giải pháp khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế tại cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

- Huy động nguồn lực thực hiện Chương trình: Thực hiện lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác, nhất là các chính sách, Đề án phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn, ưu tiên đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Huy động tối đa nguồn lực của người dân tham gia, thảo luận và tự nguyện hiến đất, đóng góp công sức, tiền của.

Kết quả theo bộ tiêu chí mới của Quốc gia về NTM, đến hết năm 2023 tỉnh Lai Châu ước đạt bình quân 13,6 tiêu chí/xã; Số xã đạt 19 tiêu chí 39 xã; số xã đạt 15-18 tiêu chí: 2 xã; Số xã đạt 10-14 tiêu chí 27 xã; Số xã đạt từ 5-9 tiêu chí: 26 xã./.


Tác giả: Nguyễn Duy Nhì - VPĐPNTM
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới

Tiếp tục hỗ trợ các Dự án Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững năm 2024 trong khuôn khổ Chương trình “Xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp điển hình gắn với xây dựng nông thôn mới”

Ngày 22-23/4/2024, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Quỹ Thiện Tâm phối hợp với Văn phòng nông thôn mới tỉnh Lai Châu tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá đề xuất của các Hợp tác xã đã đăng ký thực hiện các mô hình kinh tế nông nghiệp điển ...
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 664
Tháng 04 : 5.332