A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệu quả từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2023

Năm 2023 là năm bản lề đánh giá kết quả giữa nhiệm kỳ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025. Cũng là năm nước rút để các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể và các địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu  phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025. Nhằm phát huy thế mạnh, đặc sản địa phương, thúc đẩy kinh tế nông thôn, Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ từ tuyến tỉnh, đến tuyến địa phương

Năm 2023, Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực chương trình) đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị, sở, ngành liên quan tổ chức các cuộc hội nghị, bài viết tuyên truyền về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP đến các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh; tổ chức 19 lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho 1055 học viên là các cán bộ quản lý, triển khai thực hiện chương trình Nông thôn mới, chương trình OCOP các cấp và nâng cao năng lực trong sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể OCOP trên địa bàn toàn tỉnh; phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức khảo sát, đánh giá, lựa chọn sản phẩm gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương để làm cơ sở lựa chọn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí cho việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023.

Giảng viên Hướng dẫn các chủ thể OCOP Chuyên đề Maketing trong bán hàng

Kết quả, trong năm 2023 đã tổ chức đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 93 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 4 sao của 42 chủ thể (trong đó có 11 sản phẩm 4 sao, 82 sản phẩm 3 sao), các sản phẩm được chứng nhận là các sản phẩm mới và các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng lại (có 69 sản phẩm tham gia đánh giá mới, 24 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng lại). Các sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2023 chủ yếu là các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, truyền thống của địa phương thuộc các nhóm thực phẩm, đồ uống và thủ công mỹ nghệ (có 83 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, 09 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống (rượu), 01 sản phẩm thủ công mỹ nghệ).

Hội đồng đánh giá phân hạng cấp tỉnh tham quan các sản phẩm tiềm năng 4 sao tại hội nghị đánh giá

 Khi tham gia đánh giá phân hạng, các chủ thể đã quan tâm đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, liên kết tổ chức sản xuất nguyên liệu, kiểm soát, xử lý chất thải, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất, xây dựng hệ thống quản lý nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, mẫu mã bao bì phong phú, đa dạng… các chủ thể OCOP đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản vật, vùng nguyên liệu và nguồn lao động tại chỗ, đã thấy được lợi thế, cơ hội để phát triển và khai thác giá trị sản phẩm gắn với nét văn hóa truyền thống và điều kiện tự nhiên của địa phương, từ đó đã góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Lũy kế đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có 204 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt hạng từ 3 sao đến 4 sao của 89 chủ thể (trong đó có 13 sản phẩm 4 sao, 191 sản phẩm 3 sao).

Sản phẩm gạo Séng cù đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 của Công ty TNHH MTV Dũng Long

Các sản phẩm sau khi chứng nhận được các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục quan tâm hỗ trợ thúc đẩy công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; hỗ trợ xây dựng các chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng nhà kho nhà xưởng, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc điện tử (Qrcod) …

Cơ sở Thịt sấy Ninh Sớp - Thành phố Lai Châu  ứng dụng công nghệ 4.0 đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử

Các chủ thể OCOP tiếp tục duy trì và phát triển sản phẩm theo tiêu chí của chương trình như: đảm bảo về chất lượng sản phẩm, nhiều cơ sở đã đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng mẫu mã bao bì phù hợp với quy định và thị hiếu của thị trường, quan tâm chú trọng đến công tác quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP lên một tầm cao mới vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh trong cả nước, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho lao động tại địa phương, nâng doanh thu của chủ thể OCOP, góp phần ổn định kinh tế của địa phương, mức tăng bình quân về doanh thu sản phẩm sau khi được chứng nhận đạt trên 10%, đặc biệt có những đơn vị tăng doanh thu trên 20%, như sản phẩm miến dong của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Bình Lư, sản phẩm thịt lợn sấy, thịt trâu sấy của Hộ kinh doanh Đèo Thị Sớp, sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo của Hộ kinh doanh Đào Huy Cương, ... từ đó khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác được những giá trị tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm OCOP đảm bảo về chất lượng, sản lượng cho các năm tiếp theo.

Các chủ thể OCOP tại huyện Than Uyên tham gia ký kết với công ty BKAP ECOM nhằm đào tạo kỹ năng bán hàng và đưa sản phẩm vào chuỗi các cửa hàng siêu thị

Qua kết quả thực hiện Chương trình OCOP năm 2023 cho thấy Chương trình đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh bạch, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề, đặc sản vùng miền, sản phẩm truyền thống; tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm tới, tỉnh Lai Châu sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, duy trì chất lượng sản phẩm OCOP đã được chứng nhận và hỗ trợ phát triển thêm các sản phẩm OCOP đặc trưng, thế mạnh của tỉnh nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng trong cả nước các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa con người Lai Châu./.


Tác giả: Lê Giáo - Đình Chinh, Văn phòng Nông thôn mới Lai Châu
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới

Tiếp tục hỗ trợ các Dự án Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững năm 2024 trong khuôn khổ Chương trình “Xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp điển hình gắn với xây dựng nông thôn mới”

Ngày 22-23/4/2024, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Quỹ Thiện Tâm phối hợp với Văn phòng nông thôn mới tỉnh Lai Châu tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá đề xuất của các Hợp tác xã đã đăng ký thực hiện các mô hình kinh tế nông nghiệp điển ...
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 671
Tháng 04 : 5.357