A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bức tranh toàn cảnh về nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lai Châu

Lai Châu là một tỉnh miền núi Tây Bắc của Tổ quốc, với diện tích tự nhiên 9.068,78 km², diện tích đất nông nghiệp 640.572,19 ha, chiếm 70,64% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích đất đưa vào canh tác nông nghiệp toàn tỉnh đến nay đạt 105.803,49 ha. Dân số đến năm 2022 là 484.146 người gồm 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, đặc biệt là dân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn với 398.498 người chiếm 82,31% dân số của tỉnh. Vì vậy việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục là nhiệm vụ căn bản, là nhiệm vụ chiến lược của tỉnh.

Các mô hình nông nghiệp chuyển đổi mục đích cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở huyện Than Uyên

Đảng bộ tỉnh đã xác định Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh lai Châu; nông thôn là địa bàn phát triển kinh tế quan trọng, là không gian chính gắn với tài nguyên thiên nhiên, nền tảng văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Lai Châu và của đất nước. Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh nông nghiệp, nông dân, nông thôn Lai Châu có nhiều thuận lợi: Phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn được Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ; chất lượng nguồn nhân lực nông thôn từng bước được cải thiện; tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục tăng lên; đồng thời, các chính sách, đề án, chương trình trọng điểm trong giai đoạn 2021-2025 đã được Tỉnh ban hành và đẩy mạnh thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh; hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn tiếp tục được quan tâm, đầu tư theo hướng đồng bộ.

Cánh đồng lúa chín huyện Than Uyên

Năm 2022, tổng sản phẩm lĩnh vực nông nghiệp (theo giá hiện hành) đạt 3.470,31 tỷ đồng, chiếm 14,84% tổng sản phẩm toàn tỉnh. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2022 đạt 5.809,8 tỷ đồng, so với năm 2020 tăng 9,8% (tăng 518,6 tỷ đồng). Giá trị sản phẩm trên 1 ha diện tích canh tác đến năm 2022 là 44,9 triệu đồng, tăng 0,15 triệu đồng so với năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 là 19,25 triệu đồng/người/năm, tăng 0,66% so với năm 2020, trong đó thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là 520.000 đồng/người/tháng, tăng 9,8% so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (theo chuẩn đa chiều) năm 2022 là 30,31%, giảm 0,52% so với năm 2020. Lương thực bình quân đầu người năm 2022 là 472 kg tăng 0,85% so với năm 2020. Có 39/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí bình quân đạt 12,5 tiêu chí/xã... Đã thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa; chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại; lâm nghiệp đã bắt đầu chuyển dần sang trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng sản xuất, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đến năm 2022 đạt 51,87%; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố tăng cường, đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh khu vực nông thôn.

Đồi chè Phúc Khoa - Tân Uyên kết hợp giữa nông thôn mới gắn với du lịch ngắm cảnh đồi chè

a) Về trồng trọt:

Chủ động đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương vào sản xuất; bảo tồn và phát triển các giống bản địa có giá trị cao. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển và duy trì diện tích các cây trồng như: Mắc ca, chè, cao su, lúa, cây ăn quả, hoa,... theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành, phát triển các vùng chuyên canh, quy mô lớn.

- Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2022 đạt 226,16 nghìn tấn, tăng 6,16 nghìn tấn so với năm 2020. Đã thực hiện gieo trồng 3.859 ha lúa hàng hóa tập trung sử dụng 1-2 giống lúa thuần chất lượng, lúa đặc sản địa phương.

- Tổng diện tích chè toàn tỉnh 9.816 ha, hiện nay các công ty, HTX đã chú trọng tập trung đổi mới đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất như đã thực hiện 268 ha có tiêu chuẩn chứng nhận (20 ha được chứng nhận VietGAP; 221 ha chè được chứng nhận RA; 27 ha Chè hữu cơ), 18 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Đổi mới dây chuyền, công nghệ chế biến, tạo ra các sản phẩm chè có chất lượng: Sencha, Máttra,...; sản phẩm được xuất đi một số nước Trung Đông, Trung Quốc, Pakistan,... Cây chè tiếp tục khẳng định cây chè là cây trồng chủ lực, là cây xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

- Tổng diện tích cây ăn quả là 8.555 ha, đã hình thành các vùng cây ăn quả tập trung, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm như cây xoài tập trung ở Phong Thổ, Sìn Hồ Nậm Nhùn, Mường Tè; Cây chanh leo tập trung ở huyện Tam Đường Tân Uyên Than Uyên, Phong Thổ; Cây dứa tại huyện Sìn Hồ... Sản lượng cây ăn quả ước đạt 61.000 tấn tăng 18.000 tấn so với năm 2020...

- Tổng diện tích mắcca trên địa bàn toàn tỉnh đạt 7.363 ha, tăng 3.440 ha so với năm 2020, tập trung chủ yếu tại các huyện: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ. Đến nay một số diện tích đã bắt đầu cho thu hoạch, chất lượng hạt mắc ca tốt, mang đặc trưng sản phẩm của tỉnh, được thị trường đón nhận tích cực, hạt mắc ca đã được chứng nhận sản phẩm OCOP.

- Toàn tỉnh hiện có 12.944 ha cao su, ước năm 2023 đưa vào khai thác 10.351 ha, sản lượng ước đạt trên 10.390 tấn. Giá trị bình quân của cây cao su đạt 36 triệu đồng/ha, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.

- Đến năm 2023, toàn tỉnh ước có trên 11.032 ha cây dược liệu các loại trong đó có 28,8 ha cây sâm Lai Châu, 10,7 ha cây bảy lá một hoa. Giai đoạn 2021-2023 lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ phát triển trồng dược liệu được 25 ha sâm Lai Châu, 8,25 ha cây bảy lá 1 hoa, 644 ha cây dược liệu khác. Hiện diện tích cây dược liệu đều do các doanh nghiệp, cá nhân tự trồng chưa thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Chuyển đổi giống vật nuôi giúp người dân xóa đói giảm nghèo

b) Về chăn nuôi:

Chăn nuôi của tỉnh đang từng bước có sự thay đổi cả về tư duy và phương thức sản xuất, từ chăn nuôi không có kiểm soát sang chăn nuôi có kiểm soát; từ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo quy mô tập trung trang trạị; chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, sử dụng các giống tiến bộ, thức ăn công nghiệp, bán công nghiệp, áp dụng các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, hệ thống chuồng trại tiên tiến...

Đưa giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với khí hậu của địa phương vào sản xuất thay vì chỉ phát triển theo hướng gia tăng số lượng đầu con; các giống lợn lai hướng nạc có năng suất, tỷ lệ nạc cao như Landrace, Yorkshie được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều. Đồng thời, tiếp tục duy trì và phát triển các giống vật nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác trong tâm là hợp tác xã, doanh nghiệp; thúc đẩy liên kết trong sản xuất. Toàn tỉnh hiện có 05 doanh nghiệp chăn nuôi với quy mô trung bình 3.000 con lợn/lứa (trong đó có 02 doanh nghiệp liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P, 01 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận chăn nuôi theo quy trình VietGAP với quy mô 10.933,4m2 chuồng nuôi lợn thịt và lợn nái), 02 doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (01 doanh nghiệp nuôi cá lồng, 01 doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh); 24 HTX chăn nuôi (02 HTX liên kết sản phẩm trong nuôi ong, 01 HTX chăn nuôi lợn tập trung quy mô lớn), 21 HTX nuôi trồng thủy sản (03 HTX liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá lồng).

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả hệ thống kỹ thuật chuyên ngành thú y; tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi; giám sát chẩn đoán dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng; quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản; công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh giống, thuốc thú y, thú y thủy sản, thức ăn chăn nuôi và hành nghề thú y; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và công tác chống dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra.

Dự kiến hết năm 2023 tổng đàn gia súc chính đạt 353.350 con, tăng 49.080 con so với năm 2020; trong đó: đàn trâu 93.130 con, đàn bò 24.920 con, đàn lợn 235.300 con. Tổng đàn gia cầm 1.809 nghìn con, tăng 269 nghìn con so với năm 2020. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 52,5 nghìn tấn.

Mô hình nuôi cá lồng tại Thẩm Phé - Than Uyên

c) Thủy sản:

Phát huy tiềm năng lợi thế tại một số vùng có khí hậu và nguồn nước mát lạnh để nuôi cá Tầm, cá Hồi; mặt nước trên các hồ thủy điện phát triển nghề nuôi cá lồng góp phần đa dạng hóa các hình thức, đối tượng nuôi; xác định các chương trình, dự án thuỷ sản ưu tiên; đưa ra mô hình nuôi trồng, mô hình trang trại, cơ cấu giống thuỷ sản phù hợp với điều kiện của tỉnh, thúc đẩy nghề thuỷ sản từng bước phát triển trên cơ sở một nền kỹ thuật tiên tiến, năng suất cao, sản phẩm hàng hoá tập trung, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Dự kiến đến năm 2023: Diện tích ao nuôi trồng thủy sản đạt toàn tỉnh đạt 1.001 ha; thể tích bể nuôi cá nước lạnh (cá Tầm, cá Hồi) đạt 26.750 m3; thể tích nuôi cá lồng ước đạt 187.760 m3 lồng. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 10.690 tấn, tăng 1.526 tấn so với năm 2020, trong đó: nuôi trồng 9.976 tấn; khai thác 714 tấn.

c) Về lâm nghiệp:

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tăng cường chỉ đạo thực hiện. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người dân và thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển rừng gắn với chế biến lâm sản, du lịch sinh thái, từng bước gia tăng giá trị ngành lâm nghiệp.

Ước đến hết năm 2023 diện tích có rừng toàn tỉnh là 494.224 ha (rừng tự nhiên 454.755 ha, rừng trồng 26.524 ha, cây cao su 12.944 ha), tăng 23.764 ha so với năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 52,3% tăng 1,8% so với năm 2020.

Thực hiện tốt công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng; tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng. Tổng chi giai đoạn năm 2022- 2023 là 1.035.108 triệu đồng, trong đó: Năm 2022 là 515.844,19 triệu đồng, diện tích được chi trả tiền DVMTR là 450.536,65 ha; Năm 2023 dự kiến chi 519.263 triệu đồng, diện tích rừng được chi trả DVMTR là 458.722,34 ha.

d) Phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, ngành nghề nông thôn:

- Các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở nông thôn đã được hình thành và sản xuất có hiệu quả đặc biệt hợp tác xã, hiện toàn tỉnh có 176 HTX nông nghiệp, 16 trang trại, THT. Bước đầu đã hình thành mô hình hợp tác xã thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao một số khâu trong sản xuất. Đặc biệt một số hợp xã chuyên canh gắn với vùng nông nghiệp hàng hóa tập trung.  Qua đó tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững.

- Đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, tiếp tục duy trì và phát triển các làng nghề hiện có. Đồng hành cùng hỗ trợ các làng nghề giải quyết những khó khăn thực tế như về vùng nguyên liệu, lao động lành nghề, ứng dụng máy móc, kỹ thuật vào quản lý, sản xuất, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm để tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Đồng thời gắn kết làng nghề với phát triển các loại hình du lịch trải nghiệm, khám phá, đẩy mạnh hoạt động giao thương hàng hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đến nay tỉnh tiếp tục duy trì 4 danh hiệu làng nghề và 1 danh hiệu nghề truyền thống thuộc nhóm nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản Làng nghề sản xuất các loại bánh dân tộc (Bánh Bỏng, Bánh Khảo, Bánh Rán, Bánh Đúc, Bánh Phở) tại bản San Thàng 1, xã San Thàng, thành phố Lai Châu; (2) Làng nghề sản xuất miến dong bản Hoa Lư, xã Bình Lư, huyện Tam Đường; (3) Làng nghề sản xuất miến dong bản Vân Bình, xã Bình Lư, huyện Tam Đường; (4) Làng nghề sản xuất miến dong bản Thống Nhất, xã Bình Lư, huyện Tam Đường; Nghề nấu rượu ngô truyền thống tại Bản Sùng Chô, xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu.

đ) Phát triển công nghiệp chế biến:

Trên cơ sở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung của tỉnh, tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến bảo quản nông sản nâng cao giá trị sản xuất. Trong thời gian qua tỉnh đã từng bước hình thành và phát triển công nghiệp chế biến, trọng tâm là chế biến nông, lâm, thủy sản với 26 doanh nghiệp, hợp tác xã và 80 hộ cá thể chế biến chè; 1 nhà máy chế biến mủ cao su, 7 nhà máy sản xuất gạch, 1 nhà máy sản xuất xi măng, 78 cơ sở chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Các khu, cụm công nghiệp được quan tâm quy hoạch và xây dựng, đang tập trung quy hoạch, xây dựng và phát triển 1 khu kinh tế, 1 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp như Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng, Khu công nghiệp Mường So, Cụm công nghiệp...

e) Về thực hiện chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Để thực hiện các mục tiêu trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trên cơ sở các cơ chế chính sách của Trung ương, các mục tiêu của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp: Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung. Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách về phát triển rừng bền vững. Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh thông qua đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Nghị quyết số 39/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về thông qua đề án phát triển sản xuất nông nghiệp các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020-2025. Nghị quyết 13/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết 12/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh./.

 


Tác giả: Đặng Văn Châu - Lương Hải Trang - VPĐPNTM
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới

Tiếp tục hỗ trợ các Dự án Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững năm 2024 trong khuôn khổ Chương trình “Xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp điển hình gắn với xây dựng nông thôn mới”

Ngày 22-23/4/2024, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Quỹ Thiện Tâm phối hợp với Văn phòng nông thôn mới tỉnh Lai Châu tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá đề xuất của các Hợp tác xã đã đăng ký thực hiện các mô hình kinh tế nông nghiệp điển ...
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 670
Tháng 04 : 5.338