A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2023

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, sản xuất, phát triển thị trường, nâng cao thu nhập cho lao động, cải thiện đời sống người dân nông thôn, sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, sản xuất theo hướng sạch, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa, gắn kết chặt chẽ giữa người dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần hình thành và phát triển nhãn hiệu hàng hóa đặc trưng cho địa phương, góp phần trong công cuộc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Ngày 21/8/2023, Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh đã tiến hành khai mạc lớp tập huấn nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2023.

Hội nghị  do đồng chí Vương Đức Lợi, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Chánh văn phòng điều phối Nông thôn mới chủ trì. PGS.TS. Trần Văn Ơn - Giảng viên cao cấp – Trường ĐH Dược Hà Nội Cố vấn chương trình OCOP Quốc gia. Công ty cổ phần truyền thông và thương mại Tây Bắc tham gia giảng dạy và  hơn 70 đại điểu là các chủ thể OCOP tham gia hội nghị tập huấn.

Quang cảnh hội nghị

Tham dự và phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Vương Đức Lợi nhấn mạnh Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

PGS. Tiến sỹ  Trần Văn Ơn, giảng viên cao cấp Đại học Y dược Hà Nội, cố vấn chương trình OCOP trung ương truyền đạt kỹ năng trong quản lý cho chủ thể OCOP

Đến nay, sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn toàn tỉnh (từ năm 2020 - nay) đã tổ chức đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 171 sản phẩm đạt hạng từ 3 sao đến 4 sao và tiềm năng 4 sao của của 74 chủ thể (trong đó có 2 sản phẩm 4 sao, 6 sản phẩm đạt tiềm năng 4 sao đang hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền đánh giá phân hạng, 163 sản phẩm 3 sao). Chương trình đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh bạch, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề, đặc sản vùng miền, sản phẩm truyền thống; tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Các sản phẩm sau khi chứng nhận và các sản phẩm tiềm năng được các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục quan tâm tuyên truyền, hướng dẫn hoàn thiện các tiêu chí của Chương trình; hỗ trợ thúc đẩy công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; hỗ trợ xây dựng các chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng nhà kho nhà xưởng, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc điện tử (Qrcod) … các sản phẩm sau khi được chứng nhận được duy trì sản lượng, chất lượng sản phẩm, nhiều cơ sở đã đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng mẫu mã bao bì phù hợp với quy định và thị hiếu của thị trường, quan tâm chú trọng đến công tác quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP lên một tầm cao mới vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh trong cả nước, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho lao động tại địa phương, nâng doanh thu của chủ thể OCOP, góp phần ổn định kinh tế của địa phương, từ đó khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác được những giá trị tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm OCOP đảm bảo về chất lượng, sản lượng cho các năm tiếp theo.

Chủ thể OCOP tham gia thảo luận những khó khăn vướng mắc 

            Qua lớp tập huấn, các chủ thể OCOP đã được giảng viên trueyenf đạt những ký năng cơ bản của chương trình OCOP, kỹ năng maketing trong phân phối sản phẩm và ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và phân phối bán hàng. Đồng thời, tiếp thu thẳng thắn trao đổi những vấn đề chưa rõ, những hạn chế bất cập trong triển khai thực tiễn của mình để cùng với giảng viên làm sáng tỏ những vấn đề cùng quan tâm, tích lỹ nhiều kinh nghiệm và học tập được nhiều bổ ích trong thời gian diễn ra tập huấn.

Học viên chụp ảnh lưu niệm cùng giảng viên và ban tổ chức lớp tập huấn


Tác giả: Nguyễn Duy Sơn - VPĐP
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới

Tiếp tục hỗ trợ các Dự án Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững năm 2024 trong khuôn khổ Chương trình “Xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp điển hình gắn với xây dựng nông thôn mới”

Ngày 22-23/4/2024, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Quỹ Thiện Tâm phối hợp với Văn phòng nông thôn mới tỉnh Lai Châu tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá đề xuất của các Hợp tác xã đã đăng ký thực hiện các mô hình kinh tế nông nghiệp điển ...
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 662
Tháng 04 : 5.366