A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mật ong Lai Châu - Hương thơm, vị ngọt của núi rừng Tây Bắc

 Mấy năm trở lại đây, từ sự khuyến khích, tạo điều kiện cùng các chính sách hỗ trợ của các cấp, các ngành trong tỉnh, người dân trên địa bàn tích cực nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập. Nhờ đó, đời sống của nhân dân không những được cải thiện mà còn từng bước khẳng định thương hiệu - “mật ong Lai Châu” và được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.

1

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Mường Mít, xã Mường Mít, huyện Than Uyên - đây là một trong những đơn vị tiêu biểu về nuôi ong, tách mật theo công nghệ mới, hiện đại. Được biết, năm 2021, tận dụng kinh nghiệm tích lũy trong quá trình học tập, làm việc tại nước ngoài với lợi thế rừng tự nhiên sẵn có ở địa phương, chị Lò Thanh Xuân đã triển khai thực hiện mô hình nuôi ong lấy mật với quy mô lớn hàng trăm thùng ong. Năm 2022 chị thành lập HTX với 9 thành viên. Đến nay, HTX đã nhân rộng được 300 thùng ong, sản lượng mật thu về mỗi năm trên 3.200 lít; riêng doanh thu năm 2023 đạt gần 700 triệu đồng.

2

3

Tỉnh ta có diện tích rừng lớn với trên 472.676ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên hơn 450.392ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 54%. Đây là tài nguyên vô giá để người dân trên địa bàn tỉnh khai thác, phát triển kinh tế dưới tán rừng, nhất là nuôi ong lấy mật. Đặc biệt, tại các cánh rừng già, nguyên sinh ở các huyện: Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ, Than Uyên… thảm thực vật đa dạng phong phú, nhiều cây gỗ lớn là nơi lý tưởng để đàn ong tìm mật, tạo ra những vị mật ong rừng khác nhau.

44

55

Những năm qua, các cấp, ngành trong tỉnh ta đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân khai thác lợi thế, tiềm năng về rừng để phát triển kinh tế với mô hình nuôi ong lấy mật. Theo đó, tỉnh ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người nông dân, trong đó, có Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh Lai Châu Quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có quy định hỗ trợ phát triển nuôi ong, bao gồm: thùng ong, cầu ong, ong giống, mức hỗ trợ 700.000 đồng/thùng. Tùy theo từng đối tượng, quy định số lượng hỗ trợ khác nhau: doanh nghiệp, HTX: không quá 300 thùng/cơ sở; tổ hợp tác, nhóm hộ: không quá 150 thùng/cơ sở và không quá 30 thùng/cơ sở đối với hộ gia đình, cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều địa phương lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ cho người dân trên địa bàn nuôi ong lấy mật theo mô hình khuyến nông.

77

88

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) đã tạo điều kiện cho các hộ dân, chủ thể HTX, doanh nghiệp tham gia với những sản phẩm nông sản mang thương hiệu đặc sản, đặc trưng vùng miền. Từ đây, nhân dân khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hoá, có liên kết bền vững; nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập, đời sống cho bà con. Cũng từ Chương trình OCOP, nhiều HTX, doanh nghiệp, hộ dân đã mang sản phẩm mật ong để tham gia đánh giá phân hạng. Từng bước tạo dựng và khẳng định thương hiệu “mật ong Lai Châu”.

99

Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 1.670 cơ sở nuôi ong (6 HTX và 1.664 hộ gia đình) với 19.546 đàn ong; có 8 sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 3 HTX liên kết tiêu thụ mật ong (Ong Vàng, Nông nghiệp Mường Mít, Nông nghiệp và du lịch Hoàng Liên). Riêng trong năm 2023, các cấp, các ngành trong tỉnh đã hỗ trợ 2.185 thùng ong cho các hộ dân, HTX trên địa bàn.

Để thúc đẩy, đưa thương hiệu mật ong Lai Châu vươn xa hơn, tỉnh ta quan tâm, tạo điều kiện để các sản phẩm mật ong đạt OCOP 3 sao được trưng bày, giới thiệu, bán trong các gian hàng OCOP tại các sự kiện lớn của tỉnh, các hội chợ, triển lãm trong khu vực; đưa lên sàn thương mại điện tử. Mặt khác, các HTX, hộ dân tích cực quảng bá, giới thiệu, bán hàng trên các trang mạng xã hội: Facebook, zalo, youtube...; chú trọng thiết kế mẫu mã, bao bì đẹp, đa dạng kích thước sản phẩm khác nhau để thuận tiện cho khách hàng mua làm quà biếu, mang đi công tác xa. Nhờ đó, mật ong Lai Châu ngày càng được người dân trong nước và khách quốc tế ưa chuộng tin sử dụng.

C

22

Hiện nay, nhu cầu thị trường sử dụng mật ong rất lớn, bởi nó có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ của con người. Vì vậy, đây là lợi thế rất lớn để các hộ dân trong tỉnh tiếp tục mở rộng phát triển quy mô nuôi đàn ong theo hướng hàng hóa. Song song với đó là nâng cao chất lượng sản phẩm mật, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cũng như khẳng định thương hiệu mật ong Lai Châu - đặc sản núi rừng Tây Bắc. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, giúp người dân làm giàu từ những cánh rừng xanh đã và đang được bảo vệ.


Nguồn:Báo Lai Châu Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới

Tiếp tục hỗ trợ các Dự án Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững năm 2024 trong khuôn khổ Chương trình “Xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp điển hình gắn với xây dựng nông thôn mới”

Ngày 22-23/4/2024, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Quỹ Thiện Tâm phối hợp với Văn phòng nông thôn mới tỉnh Lai Châu tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá đề xuất của các Hợp tác xã đã đăng ký thực hiện các mô hình kinh tế nông nghiệp điển ...
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 670
Tháng 04 : 5.338