A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dự án “Liên kết sản xuất phát triển Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP” trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo nhanh và bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương

Lai Châu là tỉnh miền núi phía Bắc, có địa hình phức tạp và chia cắt mạnh được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m, như: đỉnh Phan Xi Phăng cao 3.143m, đỉnh Pu Sam Cáp cao 2.910 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa (Thanh Hóa). Với diện rừng và đất rừng chiếm tới 35% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, độ che phủ rừng lớn, diện tích rừng có độ cao từ 900-1.400 m vào khoảng 29%, diện tích rừng có độ cao tuyệt đối từ 1.400 m đến trên 3.100 m khoảng 32%; nhiều khu rừng có giá trị bảo tồn cao về đa dạng sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loài cây dược liệu quý, như: Sâm Lai Châu, Lan kim tuyến, Bảy lá một hoa, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ...

Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus), cùng loài với Sâm ngc linh (Panax vietnamensis), họ Nhân sâm – Araliaceae. Sâm Lai Châu có thành phần chính là các saponin: MR2, Rg1, Rb1, Re, Rd,.. có hàm lượng saponin toàn phần lên tới (22,29%) tương đương Sâm Ngọc Linh. Do đó, đây là loài cây thuốc, có nhiều giá trị dược liệu, nguồn gen và giá trị kinh tế cao. Sâm Lai Châu có nhiều công dụng, như: có tác dụng bồi bổ cường tráng, tiêu viêm, giảm đau, cầm máu, chữa lành vết thương, làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, xanh xao gầy còm nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh, chữa thổ huyết, chảy máu mũi, thương tổn bên trong gây đau lưng, chống stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống lão hoá, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan... 

Phát triển mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trồng Sâm Lai Châu gắn với cộng đồng bản địa vùng cao trên dãy núi “Hoàng Liên Sơn” để phát triển sản phẩm Sâm Lai Châu trồng theo hướng hữu cơ, thuận thiên phù hợp tiêu chí của Chương trình OCOP “mỗi xã một sản phẩm” nhằm phát triển thương hiệu của địa phương, tới du khách khi tới Lai Châu. Là một trong 3 địa danh (Lai Châu, Kon Tum, Quảng Nam) nằm trong đề án phát triển sản phẩm Sâm Việt Nam theo Quyết định số 611/QĐ-TTg, ngày 01/6/2023 với mục tiêu đến năm 2030 phát triển được 3.000ha Sâm theo sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung tại tỉnh Lai Châu.

 

Kỹ thuật của HTX kiểm tra sinh trưởng và phát triển cây sâm giống

Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển sâm núi Lai Châu được thành lập từ năm 2017, với tổng số vốn hoạt động là 5 tỷ đồng. Hiện nay, Hợp tác xã đang trồng và chế các loại dược liệu quý trong đó có Sâm Lai Châu; doanh thu hàng năm đạt 400 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Các đại biểu tham quan vườn sâm của HTX

Với mục tiêu thu hút, huy động và phát huy các nguồn lực xã hội hóa, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nâng cao đời sống và thu nhập cho bà con nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo ở vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương. Quỹ Thiện Tâm thuộc tập đoàn Vingroup đã liên kết và hỗ trợ Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển sâm núi Lai Châu với tổng kinh phí là 01 tỷ đồng, để phát triển gây trồng vườn sâm canh tác theo hướng GACP-WHO nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng Sâm Lai Châu, hình thành chuỗi liên kết các sản phẩm Sâm Lai Châu từ trồng trọt, chế biến, tiêu thụ, tạo sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm tại địa phương.

Lao động của HTX đang chăm sóc vườn sâm

Dự án Liên kết sản xuất phát triển Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP được triển khai từ năm 2023 đến 2026, bao gồm các nội dung hỗ trợ:

- Hỗ trợ sản xuất liên kết trồng mới 01 ha Sâm Lai Châu theo tiêu chuẩn GACP-WHO;

- Hỗ trợ liên kết sản xuất chế biến sản phẩm Sâm Lai Châu đạt tiêu chuẩn HACCP;

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ HTX và các hộ dân tham gia liên kết;

- Phát triển sản phẩm OCOP.

Dự án có sự tham gia của 100 hộ nghèo và cận nghèo thuộc xã Giang Ma và xã Khun Há của huyện Tam Đường.

Ông Lý Anh Tuấn-Giám đốc Quỹ Thiện Tâm trao hỗ trợ cho HTX

Dự án là hướng đi mới trong liên kết phát triển sản xuất, phát huy và khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sách của địa phương về đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước và khí hậu..., áp dụng khoa - học kỹ thuật tiến bộ và chuyển đổi cây trồng vào sản xuất để nâng cao giá trị sử dụng trên một đơn vị diện tích đất canh tác; nhằm nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương góp phần hoàn thành mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu./.


Tác giả: Lê Văn Năm, Đặng Văn Châu - VPĐPNTM
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới

Tiếp tục hỗ trợ các Dự án Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững năm 2024 trong khuôn khổ Chương trình “Xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp điển hình gắn với xây dựng nông thôn mới”

Ngày 22-23/4/2024, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Quỹ Thiện Tâm phối hợp với Văn phòng nông thôn mới tỉnh Lai Châu tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá đề xuất của các Hợp tác xã đã đăng ký thực hiện các mô hình kinh tế nông nghiệp điển ...
Danh sách liên kết
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 689
Tháng 05 : 4.524